Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là?
nH2 = 0,4 mol
Bảo toàn electron
3nAl + 2nMg = 2nH2 ⇒ 3nAl + 2nMg = 0,8 (1)
mhh = 27nAl + 24nMg = 7,8 (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ nAl = 0,2 (mol); nMg = 0,1 mol
⇒ %mAl = 0,2.27/7,8 .100% = 69,23%
Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là bao nhiêu?
Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M
Phản ứng xảy ra:
M + H2O --> MOH + 0,5H2
nM = 2nH2 = 0,16 mol => M = 3,36 : 0,16 = 21
=> Li < M < K
Gọi số mol của K và Li lần lượt là x và y:
39x + 7y = 3,36 & x + y = 0,16
x = 0,07; y = 0,09
%mLi = (0,09.7.100%) : 3,36 = 18,75%
Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu, Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần.
- Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư
- Phần chất rắn là Cu và Fe
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2
Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.
NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3 ↓
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Phần chất rắn đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2, còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeCl2 → Fe + Cl2
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
Câu A. [H+ ] = 0,10M
Câu B. [H+ ] < [NO3- ]
Câu C. [H+ ] < [NO3-]
Câu D. [H+ ] < 0,10M
Khử hoàn toàn 0,1 mol oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao, rồi dẫn sản phẩm tạo thành vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy tạo thành 30 gam kết tủa. Xác định công thức của oxit sắt.
nCO2 = nCO = 0,3 (mol) = nO trong oxit
Cứ 0,1 mol FexOy có 0,3 mol nguyên tử O ⇒ y = 3 ⇒ x = 2
Công thức của oxit là Fe2O3
Lấy ba thí dụ phản ứng phân hủy là loại phản ứng oxi hóa – khử và ba thí dụ phản ứng phân hủy không là loại phản ứng oxi hóa – khử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB