Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat, 1 mol natri oleat và 1 mol natri linoleat. Có các phát biểu sau:
(a) Phân tử X có 6 liên kết π.
(b) Có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất X.
(c) X có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn tristearin.
(d) 1 mol X có thể cộng tối đa 3 mol H2 (Ni, to).
Số phát biểu đúng là
Câu A. 4
Câu B. 1
Câu C. 2
Câu D. 3 Đáp án đúng
Natri panmitat: C15H31COONa; natri oleat: C17H33COONa; natri linoleat: C17H31COONa.
→ X được tạo bởi 3 axit C15H31COOH; C17H33COOH; C17H31COOH.
→ các mệnh đề đúng: a, c, d. (X có 4 đồng phân thỏa mãn).
→ Đáp án D
Câu A. CH2(COO)2C4H6.
Câu B. C4H8COOC3H6.
Câu C. C4H8(COO)2C2H4.
Câu D. C2H4(COO)2C4H8.
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối, Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Gọi x, y là số mol của X và H2O thì số mol của NaOH và glixerol là 3x và x
Theo ĐLBT nguyên tố O: 6x + 2,31.2 = 1,65.2 + y
→ 6x – y = - 1,32 (1)
Khối lượng của X là 1,65.12 + 2y + 6.x.16 = 96x + 2y + 19,8 (g)
Theo ĐLBTKL:
mX + mNaOH = mmuối + mglixerol
→ 96x + 2y + 19,8 + 40.3x = 26,52 + 92x
→ 124x + 2y = 6,72 (2)
Giải hệ (1) và (2) → x = 0,03 và y = 1,5
Ta có: nX = (nCO2 – nH2O)/(k – 1)
→ k = 6
→ nBr2 = x.(k – 3) = 0,09 mol
Cho benzen tác dụng với brom tạo ra brombenzen:
a) Viết phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng).
b) Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
a) Phương trình phản ứng:
C6H6 + Br2 --Fe--> C6H5Br + HBr.
b) nC6H5Br = 15,7 / 157 = 0,1 mol.
Theo pt: nC6H6 = nC6H5Br = 0,1 mol.
Do H = 80% nên:
mC6H6 = 0,1. 78 : 80% = 9,75(g)
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl, nếu 30 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 0,2544 g Na2C03.
Na2C03 + 2HCl C02 + H20 + 2NaCl
1 mol 2 mol
mol
Trong 30 ml dd HCl chứa 4,8.10-3 mol HCl
Trong 1000 ml dd HCl chứa ( = 0,16 (mol)
[HCl] = 0,16 mol/l
Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?
a) 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑
b) CaO + CO2 --t0--> CaCO3.
c) 2HgO --t0--> 2Hg + O2↑
d) Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O.
- Phản ứng b) là phản ứng hóa hợp do chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai chất ban đầu.
- Phản ứng a); c); d) là phản ứng phân hủy do từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet