Tính thể tích khí oxi và không khí cần thiết để đốt cháy 62 gam photpho, biết rằng không khí có 20% về thể tích khí oxi, thể tích các khí đo ở đktc.
nP = 2 mol
4P + 5O2 --t0--> 2P2O5
2 → 2,5 (mol)
VO2 = 2,5.22,4 = 56 lít
VKK = 100/20 . 56 = 280 lít.
Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính:
a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron).
b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.
a) Khối lượng của nguyên tử nitơ:
Tổng khối lượng của electron: 7.9,1.10-28 = 63,7.10-28(gam)
Tổng khối lượng của proton: 7.1,67.10-24 = 11,69.10-27(gam)
Tổng khối lượng của nơtron: 7.1,675.10-24 = 11,725.10-24 (gam)
Khối lượng của nguyên tử nitơ:
mnguyên tử = tổng mp + tổng mn + tổng me = 23,42.10-24 g
b) Tỉ số khối lượng của electron so với khối lượng nguyên tử nitơ:
me/mnguyên tử = 3/1000
Từ kết quả trên, ta có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.
Hỗn hợp A gồm hai chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa nước brom tăng thêm 7,7 gam.
a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó.
b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A.
c) Viết công thức cấu tạo của các anken đồng phân có cùng công thức phân tử với hai anken đã cho.
a) Đặt công thức tổng quát của anken thứ nhất là CnH2n (x mol), công thức tổng quát của anken thứ hai là CmH2m (y mol)
⇒ Công thức chung của hai anken: Cn−H2n− (a mol).
Số mol hỗn hợp A là 3,36/22,4 = 0,15 mol
Theo đề bài ta có: 0,15.14n− = 7,7
⇒ n = 3 < n− = 3,67 = 11/3 < m = 4
Công thức phân tử của hai anken là C3H6 và C4H8.
b)
Ta có: x + y = a và (nx + my)/(x+ y) = ntb
=> x + y = 0,15 và (3x + 4y)/(x + y) = 11/3
=> x = 0,05 và y = 0,1
%V = (0,05.100%)/0,15 = 33,33%
%V = 66,67%
c) Công thức cấu tạo của C3H6: CH3-CH=CH2 Propen
Công thức cấu tạo của C4H8:
CH3-CH2-CH=CH2: but-1-en
CH2=C(CH3)-CH3: 2-metyl propen
CH3-CH=CH-CH3: but-2-en
But–2-en có đồng phân hình học:
Câu A. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH.
Câu B. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.
Câu C. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O.
Câu D. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH.
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 2
Câu D. 3
Trình bày phương pháp hóa học để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn hợp axit axetic và etyl axetat.
Cho hỗn hợp tác dụng với CaCO3.
Sau đó cô cạn hỗn hợp etyl axetat hóa hơi, ngưng tụ lại được chất lỏng.
Chất rắn thu được sau khi chưng cất cho tác dụng với H2SO4
Hỗn hợp thu được lại tiến hành chưng cất thu được CH3COOH
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
(CH3COO)2Ca + H2SO4 → CaSO4 + 2CH3COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet