Tiến hành bốn thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:
Câu A. 2 Đáp án đúng
Câu B. 1
Câu C. 4
Câu D. 3
Chọn A.
Điều kiền để xảy ra ăn mòn điện hóa là: (3 điều kiện bắt buộc)
(1) Có các cặp điện cực khác nhau về bản chất, có thể là kim loại – kim loại, kim loại – phi kim. Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.
(2) Các cặp điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn.
(3) Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
- Ở thí nghiệm 1: Không thỏa mãn điều kiện (1).
- Ở thí nghiệm 2: Thỏa mản.
- Ở thí nghiệm 3: Không thỏa mãn điều kiện (1).
- Ở thí nghiệm 4: Thỏa mãn.
Hòa tan 2 gam một kim loại M thuộc nhóm IIA trong dung dịch HCl (dư). Cô can dung dịch, thu được 5,55 gam muối. Kim loại X là gì?
M + HCl → MCl2 + H2
nM = nMCl2 ⇒ 2/M = 5,55/[M + 71]
=>M = 40, M: Ca
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1:
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.
Thí nghiệm 2 :
0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.
0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑(1)
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)
b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra
TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2
Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.
TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.
Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).
Từ Al2O3 và các dung dịch KOH, H2SO4, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế phèn chua.
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Cô cạn dung dịch được tinh thể K2SO4 khan
Al2O3 + 3H2SO4 → A12(SO4)3 + 3H2O
Cô cạn dung dịch thu được tinh thể Al2(SO4)3.18H2O
- Hoà tan 1 mol K2SO4 vào nước cất.
- Hoà tan 1 mol Al2(SO4)3.18H2O vào cốc nước cất khác.
- Đun nóng cả hai dung dịch, trộn 2 dung dịch với nhau rồi khuấy mạnh, sau đó để nguội, một thời gian thấy dung dịch bị vẩn đục, các tinh thể K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra.
Có dung dịch chứa các anion SO32-, SO42-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học.
- Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch
Thấy xuất hiện khí mùi hắc ⇒ dung dịch chứa ion SO32-
SO32- + H+ → SO2 + H2O
- Cho dd BaCl2 vào dung dịch vừa thu được
Thấy xuất hiện kết tủa ⇒ dung dịch chứa ion SO42-
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Cho biết thí dụ về một số nghành sản xuất vật liệu quan trọng.
- Công nghiệp gang thép: sản xuất các loại vật liệu sắt thép ...
- Công nghiệp Silicat
- Công nghiệp luyện kim màu ...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet