Trình bày tính chất hóa học của Beri
- Be là chất khử mạnh nhưng yếu hơn Li và Mg. Trong hợp chất tồn tại dưới dạng ion Be2+.
Be → Be2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
2 Be + O2 → 2 BeO
- Trong không khí, Be bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng Be bị cháy trong oxi.
b. Tác dụng với axit
- Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
Be + H2SO4 → BeSO4 + H2
- Với dung dịch HNO3:
3Be + 8HNO3(loãng,nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O
c. Tác dụng với nước
- Ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng.
d. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Be tác dụng với dung dịch bazơ mạnh
Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + 2NaOH n/c → Na2BeO2 + H2
Thủy phân hoàn toàn tripeptit X, thu được glyxin và alanin. Số đồng phân cấu tạo của X là.
Câu A. 3
Câu B. 4
Câu C. 5
Câu D. 6
Dùng phễu chiết (hình bên), hãy nói cách làm để tách nước ra khỏi dầu hỏa ( dầu hôi).
Cho biết dầu hỏa là chất lỏng, có khối lượng riêng (D) khoảng 0.89g/ml và không tan trong nước.
Dầu hỏa trong tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi đổ hỗn hợp dầu hỏa vào nước thì dầu sẽ nổi lên trên, nước tách hành một lớp ở phía dưới. Mở khóa phễu cho nước chảy xuống từ từ cho đến khi hết nước thì khóa phễu lại.
Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam Al bằng lượng dư khí O2, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
BTNT Al: nAl2O3 = 1/2nAl = 0,02 mol => mrắn = 2,04 gam
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí(đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
nH2SO4 = 100.39,2/100.98 = 0,4 (mol) ; nCO2 = 1,12/22,4 = 005 (mol)
(MO, M(OH)2, MCO3) + H2SO4 → MSO4 + CO2 + H2O
mdd Y = 24 + 100 – 0,05.44 = 121,8 (gam)
C%MSO4 = (0,4(M + 96))/121,8.100% = 39,41% ⇒ M = 24 (Mg)
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
a) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
RO2 : Si, C
R2O5: P, N
RO3: S, Se
R2O7: Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro:
RH4: Si
RH3: N, P, As
RH2: S, Te
RH: F, Cl
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet