Câu A. Saccarozơ, amilozơ và xenlulozơ đều cho được phản ứng thủy phân. Đáp án đúng
Câu B. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức là (C6H10O5)n nên chúng là đồng phân của nhau.
Câu C. Xenlulozơ được tạo bởi các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi liện kết α - 1,4-glicozit.
Câu D. Thủy phân đến cùng amilopectin, thu được hai loại monosaccarit.
Chọn A. B. Sai, Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức phân tử của mỗi mắc xích là C6H10O5, nhưng giá trị n (số mắc xích) của tinh bột và xenlulôzơ khác nhau nên tinh bột và xenlulôzơ không là đồng phân của nhau. C. Sai, Xenlulozơ được tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bởi liện kết β - 1,4-glicozit. D. Sai, Thủy phân đến cùng amylopectin chỉ thu được glucôzơ
Cho 3 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 28 gam HNO3 thu được khí X và dung dịch không chứa NH4NO3. Khí X là gì?
Số OXH của N trong khí X là N+(5-z)
nAl = 1/9 ⇒ nNO3- (muối) = 1/3
Ta có: z.(28/63 - 1/3) = 1/9z = 1/3 ⇒ z = 3 ⇒ NO
Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
- Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HC1 dư :
2A1 + 6HCl →2AlCl3 + 3H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 dư :
HCl (dư) + NH3 → NH4Cl
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓+ 3NH4Cl
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Lọc tách Al(OH)3, nhiệt phân thu được Al2O3 rồi điện phân nóng chảy.
Nước lọc cho tác dụng với dung dịch HCl thu được Zn(OH)2, nhiệt phân thành ZnO rồi khử bằng H2.
Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (Kal(SO4)2.12H2O), muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng các phản ứng hóa học đẻ phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
Hòa tan các hóa chất vào nước thu dung dịch.
- Muối ăn: Ag+ +Cl- → AgCl↓ trắng
- Giấm: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
- Bột nở: NH4+ + OH- →(to) NH3↑ + H2O
- Muối iot: Ag+ + I- → AgI↓ vàng đậm
Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
Câu A. 47,477.
Câu B. 43,931.
Câu C. 42,158.
Câu D. 45,704.
Hỗn hợp khí A chứa metylamin và hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Lấy 100 ml A trộn với 470 ml oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Thể tích hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng là 615 ml ; loại bỏ hơi nước thì còn lại 345 ml ; dẫn qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 25 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng hiđrocacbon trong A.
Thể tích hơi nước : 615 - 345 = 270 (ml)
Thể tích khí CO2 : 345 - 25 = 320 (ml).
Để tạo ra 320 ml CO2 cần 320 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2).
Để tạo ra 270 ml hơi nước cần 135 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2).
Thể tích O2 tham gia phản ứng : 320 + 135 = 455 (ml).
Thể tích O2 còn dư : 470 - 455 = 15 (ml)
Thể tích N2: 25-15= 10 (ml).
Thể tích CH3NH2 = 2.V N2 = 2.10 = 20 (ml).
Thể tích hai hiđrocacbon : 100 - 20 = 80 (ml).
Khi đốt 20 ml CH3NH2 tạo ra 20 ml CO2 và 50 ml hơi nước.
Khi đốt 80 ml hiđrocacbon tạo ra 300 ml CO2 và 220 ml hơi nước.
Đặt công thức chung của hai hiđrocacbon là CxHy
Bảo toàn nguyên tố C và H của CxHy ta có:
Vậy một hiđrocacbon có 3 nguyên tử cacbon và một hiđrocacbon có 4 nguyên tử cacbon.
Hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng khác nhau 2 nguyên tử hiđro và số nguyên tử hiđro trong mỗi phân tử hiđrocacbon phải là số chẵn. Vì vậy, với y = 5,5, có thể biết được một chất có 4 và một chất có 6 nguyên tử hiđro.
Đặt thể tích C3H4 là a ml, thể tích C4H6 là b ml, ta có : a + b = 80 (1)
Thể tích CO2 là : 3a + 4b = 300 (2)
Từ (1) và (2) → a = 20 ; b = 60
Vậy C3H4 chiếm 20% và C4H6 chiếm 60% thể tích của hỗn hợp.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB