Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).


Đáp án:

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.

Trong tripeptit có 2 liên kết peptit

(liên kết peptit là liên kết –CO – NH- giữa 2 đơn vị α - amino axit.

Các công thức cấu tạo của tripeptit:

Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;

Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?


Đáp án:

∑nH+ = 0,2.0,2 + 0,2.2a = 0 ,02 + 0,4a (mol)

∑ne cho = 0,01.3 + 0,05.2 + 0,03.2 = 0,19 (mol)

Ta có: ne cho = ne nhận = nH+

=> 0,02 + 0,4a = 0,19 → a = 0,425

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân 0,2 mol CH4 tại 1500oC và tiến hành làm lạnh nhanh người ta thu được 0,36 mol hỗn hợp X gồm axetilen, metan và khí H2. Cho hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt phân 0,2 mol CH4 tại 1500oC và tiến hành làm lạnh nhanh người ta thu được 0,36 mol hỗn hợp X gồm axetilen, metan và khí H2. Cho hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?


Đáp án:

nsau pư = 0,2 - 2x + x + 3x = 0,2 + 2x = 0,36 ⇒ x = 0,08mol

nC2Ag2 = nC2H2 = x = 0,08 mol ⇒ m↓ = 0,08. 240 = 19,2g

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Miếng chuối xanh tiếp xúc với dung dịch iot cho màu xanh tím vì trong miếng chuối xanh có:

Đáp án:
  • Câu A. glucozơ

  • Câu B. mantozơ

  • Câu C. tinh bột

  • Câu D. saccarozơ

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân tích biệt khí CO và khí H2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân tích biệt khí CO và khí H2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.


Đáp án:

Cách 1. Đốt cháy khí rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư. Mẫu tạo tủa là CO2⇒CO. Mẫu còn lại là H2

CO + O2 → CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Cách 2. Cho hai mẫu thử tác dụng với PdCl2, mẫu tạo kết tủa đen là CO mẫu còn lại là H2

PdCl2+CO+H2O → Pd↓ (đen) + CO2↑ + 2HCl

Xem đáp án và giải thích
Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nito tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nito. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nito tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nito. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng bao nhiêu?


Đáp án:

Trong không khí chứa 80% thể tích là khí nito

Vậy thể tích của không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng:

x = (160.100)/80 = 200 cm3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…