Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Este nào nào sau đây có mùi chuối chín ?

Đáp án:
  • Câu A. Benzyl axeat.

  • Câu B. Vinyl axetat.

  • Câu C. isoamyl valerat

  • Câu D. Isoamyl axetat. Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D Mùi este cần nhớ: – Benzyl axetat: mùi hoa nhài. – Isoamyl axetat: mùi chuối chín. – Etyl butirat và estyl propionat: mùi dứa. – Geranyl axetat: mùi hoa hồng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu không đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O

  • Câu B. Thủy phân (xúc tác H+ ,to ) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit

  • Câu C. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2

  • Câu D. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+ ,to ) có thể tham gia phản ứng tráng gương

Xem đáp án và giải thích
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ? a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.

Giải thích và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4 :

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2 : không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.

Xem đáp án và giải thích
Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức. CH3CH2-Br;CH3-CO-O-CH3;CH3CH2-O-CH2CH3;(CH3)2SO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức.

CH3CH2-Br; CH3-CO-O-CH3; CH3CH2-O-CH2CH3; (CH3)2SO4


Đáp án:

Gọi tên theo danh pháp gốc – chức

CH3CH2-Br: etyl bromua

CH3-CO-O-CH3: metyl axetat

CH3CH2-O-CH2CH3: đietyl ete

(CH3)2SO4: metyl sunfat

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.

S + 2e → S2-

Xem đáp án và giải thích
Supephôtphat kép có công thức là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Supephôtphat kép có công thức là gì?


Đáp án:

Supephôtphat kép có công thức là  Ca(H2PO4)2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…