Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b) Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1:1.
Câu A. Na2CO3 dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn.
Câu B. Có thể dùng thùng làm bằng sắt để chuyên chở H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
Câu C. Be được dùng làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi, bền, chắt không bị ăn mòn.
Câu D. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen.
Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N
Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N có 4 đồng phân gồm:
CH3-C6H4-NH2(o,m,p); C6H5CH2NH2
Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là
Giải
Đặt Công thức trung bình 2 ancol là CnH2n+1OH,
Công thức trung bình 3 ete là (CnH2n+1)2O, phân tử khối trung bình 3 ete là M ba ete = 6,76/0,08 = 84,5.
Do đó: 28n + 18 = 84,5 suy ra n = 2,375.
Vì vậy, 2 ancol cần tìm là C2H5OH (a mol) và C3H7OH (b mol).
Để đốt cháy hoàn toàn Z cần một lượng O2 đúng bằng lượng cần dùng để đốt cháy T:
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
C3H8O + 9/2O2 → 3CO2 + 4H2O
Nên ta có: 46a + 60b = 27,2 và 3a + 4,5b = 43,68/22,4 = 1,95.
=> a = 0,2 và b = 0,3 mol.
Gọi x, y lần lượt là số mol ancol tạo ete
=> x + y = 2.0,08 = 0,16 (1)
m ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 18.0,08 = 8,2 => 46x + 60y = 8,2 (2)
Từ (1), (2) suy ra: x= 0,1 và y = 0,06 mol.
Do đó, hiệu suất tạo ete của X = 0,1/0,2 = 50%; của Y = 0,06/0,3 = 20%.
Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:
- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư
Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.
PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr
- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 dư
Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.
PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O
Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.
Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy nắp kín, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt, đó là vì khi nến cháy lượng oxi trong lọ sẽ bị giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ bị tắt.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet