Câu A. glucozơ
Câu B. mantozơ
Câu C. tinh bột Đáp án đúng
Câu D. saccarozơ
Chọn C. - Trong miếng chuối xanh có chứa tinh bột, khi cho tiếp xúc với dung dịch iot thì có màu xanh tím. Ngược lại, đối với miếng chuối chín thì lúc đó tinh bột đã bị thủy phân hết khi cho tiếp xúc với dung dịch iot thì không có hiện tượng xảy ra.
Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.
Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào 2 dung dịch, sau đó lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc. Dung dịch nào có khí bay ra thì dung dịch ban đầu là NaHCO3 và Na2CO3
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
HCl + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O
Cho các đặc điểm, tính chất: (1) chất rắn kết tình, không màu, (2) vị ngọt, dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, (5) đốt cháy hoàn toàn bằng O2, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Số đặc điểm, tính chất đúng với cả glucozơ, fructozơ và saccarozơ là
Các đặc điểm, tính chất đúng với cả glucozơ, fructozơ và saccarozơ là: (1) chất rắn kết tình, không màu, (2) vị ngọt, dễ tan trong nước, (4) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
Hãy xác định phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân?
a. Cu2+(dd) + 2e → Cu(r)
b. Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e
c. 2H2O + 2e → H2 +2OH-(dd)
d. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
e. 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e
– Catot( cực âm) là nơi xảy ra sự khử, các cation và phân tử nhận electron ở đây.
⇒ Phản ứng a, c đều xảy ra ở catot
Cho 10 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Số mol Cl2 và H2 trước phản ứng:
nCl2 = 0,3 mol
nH2 = 0,45 mol
H2 + Cl2 --> 2HCl (1)
Trước pu: 0,45 0,3 0
Phản ứng: 0,3 0,6
HCl + AgNO3 ---> AgCl + HNO3 (2)
0,05 0,05
Trên mặt lí thuyết số mol HCl tạo ra được tính dựa trên chất phản ứng hết là Cl2
Theo pt (1) ⇒ nHCl = 2. nCl2 = 2.0,3 = 0,6 mol
Khối lượng dung dịch HCl thu được: mdung dịch = 385,4 + 0,6.36,5 = 407,3 (g).
Số mol HCl có trong 50 gam dung dịch theo lí thuyết: (0,6. 50)/407,3 = 0,074 (mol).
Số mol HCl thực tế có trong 50 gam dung dịch được tính từ phương trình phản ứng (2) là: nHCl = nAgCl = 0,05 mol.
Hiệu suất phản ứng: H% = (0,05/0,074).100% = 67,56%.
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.
- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.
- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet