a) Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. b)  Vì sao tính dẫn nhiệt của kim loại luôn luôn đi đôi với tính dẫn điện ? Vì sao khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại giảm đi ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

b)  Vì sao tính dẫn nhiệt của kim loại luôn luôn đi đôi với tính dẫn điện ? Vì sao khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại giảm đi ?





Đáp án:

a) - Kim loại có tính dẻo vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách nhau ra khỏi nhau nhờ những e chuyển động tự do dính kết chúng với nhau

- Kim loại có tính dẫn điện vì trong kim loại có các e chuyển động tự do khi đặt hiệu điện thế vào hai đầu kim loại thì các e này sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ âm sang dương tạo thành dòng điện

- Kim loại có tính dẫn nhiệt do sự có mặt của các e tự do trong tinh thể kim loại, các e này trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn chuyển động hỗn loạn sang vùng có nhiệt độ thấp hơn truyền năng lượng cho các ion dương làm nhiệt an truyền từ vùng này sang vùng khác

- Kim loại có ánh kim vì các e tự do trong tinh thể kim loại phản xạ các tia sáng nhìn thấy được

b) Các e chuyển động tự do có thể chuyển nhiệt năng nhanh chóng trong lòng kim loại và cũng chuyên chở dòng điện chạy qua các chất rắn dẫn điện do đó tính dẫn điện và dẫn nhiệt có cùng một tỷ lệ

Khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt giảm vì ở nhiệt độ cao các ion dương dao động mạnh cản trở dòng e chuyển động.

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit (amino axit có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 26,4 gam CO2 và 3,36 lit N2 (đktc). Cho 0,2 mol Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m gam muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit (amino axit có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 26,4 gam CO2 và 3,36 lit N2 (đktc). Cho 0,2 mol Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Đốt X3 hay đốt X1 đều thu 0,6 mol CO2 và 0,15 mol N2

⇒ số Cα-amino axit = 0,6: 0,3 = 2 là Glyxin.

⇒ Thủy phân 0,2 mol Y4 ⇒ 0,8 mol Y1 cần 0,8 mol NaOH thu 0,8 mol muối C2H4NO2Na

⇒ m = 0,8.(75 + 22) = 77,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành pư trùng hợp 10,4g stiren đc hh X gồm polistiren và stiren dư.Cho X tác dụng vs 200ml dd Brom 0,15M,sau đó cho dd KI vào thấy xuất hiện 1,27g I2.Hiệu suất trùng hợp stiren là:

Đáp án:
  • Câu A. 60%

  • Câu B. 75%

  • Câu C. 80%

  • Câu D. 83.33%

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 , CuO, Mg, Al (trong đó oxi chiếm 25% về khối lượng). Cho khí CO qua m gam X nung nóng một thời gian, thu được chất rắn Y, khí thoát ra cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2  dư, thu được 3 gam kết tủa. Hoà tan hết Y trong dung dịch HNO3  loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối của các kim loại và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2  (có tỉ khối so với H2 bằng 19). Giá trị của m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Fe3O4 , CuO, Mg, Al (trong đó oxi chiếm 25% về khối lượng). Cho khí CO qua m gam X nung nóng một thời gian, thu được chất rắn Y, khí thoát ra cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2  dư, thu được 3 gam kết tủa. Hoà tan hết Y trong dung dịch HNO3  loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối của các kim loại và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2  (có tỉ khối so với H2 bằng 19). Giá trị của m


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là.


Đáp án:
  • Câu A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2.

  • Câu B. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2.

  • Câu C. Na2CO3 và BaCl2.

  • Câu D. FeCl2 và AgNO3.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.


Đáp án:

Dùng giấy quỳ tím ẩm : HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh ; O3 làm mất màu quỳ tím.

Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2 : H2S làm giấy có màu đen.



Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…