Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm: a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ. b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:

a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.

b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

 

Đáp án:

Người ta sắp xếp các chất vào cùng một nhóm vì:

a) Đều là nhiên liệu.

b) Đều là gluxit.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này


Đáp án:

Chỉ có mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:

C12H22O11 + Ag2O -(AgNO3/NH3)→ C12H22O12 + 2Ag

⇒ nC12H22O11 (mantozơ) = 1/2. nAg = (1/2). (0,216/108) = 0,001 mol

⇒ mC12H22O11 (mantozơ) = 342. 0,001 = 0,342 g

Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ = (342-0,342)/342 = 99%

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) K + O2 → K2O b) Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu c) NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4 Lập phương trình hóa học của mỗi phản ứng và cho biết tỉ lệ só nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng ( tùy chọn).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

   a) K + O2 → K2O

   b) Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu

   c) NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4

   Lập phương trình hóa học của mỗi phản ứng và cho biết tỉ lệ só nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng ( tùy chọn).

 


Đáp án:

a) 4K + O2 → 2K2O

   Số nguyên tử K : số phân tử O2 = 4:1

   Số nguyên tử K : số phân tử K2O = 4:2 = 2:1

   b) 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

   Số nguyên tử Al : số phân tử CuCl2 = 2:3

   Số phân tử CuCl2 : số phân tử AlCl3 = 3:2

   c) 6NaOH + Fe2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3

   Số phân tử NaOH : số phân tử Fe2(SO4)3 = 6:1

   Số phân tử Na2SO4 : số phân tử 2Fe(OH)3 = 3:2

Xem đáp án và giải thích
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau: Fe2O3 + CO → CO2 + Fe (1) Fe3O4 + H2 → H2O + Fe (2) CO2 + Mg → MgO + C (3) Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:

Fe2O3 + CO → CO2 + Fe (1)

Fe3O4 + H2 → H2O + Fe (2)

CO2 + Mg → MgO + C (3)

Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?


Đáp án:

 

Fe2O3 + 3CO  t0→ 3CO2 + 2Fe (1) (Fe2O3 nhường oxi cho CO)

Fe3O4 + 4H2 t0→ 4H2O + 3Fe (2) (Fe3O4 nhường oxi cho H2)

CO2 + 2Mg t0→ 2MgO + C (3) (CO2 nhường oxi cho Mg)

Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử.

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Tính khối lượng crom bị đốt cháy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Tính khối lượng crom bị đốt cháy


Đáp án:

nCr2O3 = 0,03 mol

=> nCr = 2. nCr2O3 = 0,03. 2 = 0,06 mol

=> mCr = 0,06. 52 = 3,12 g

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây : – Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ. – Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối. – Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro. – Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :

– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.

– Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.


Đáp án:

Hai phương trình hóa học của mỗi trường hợp :

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ :

3Fe + 2O2 → Fe3O4(nhiệt độ cao)

2Mg + O2 → 2MgO(nhiệt độ cao)

b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(nhiệt độ cao)

2Al + 3S → Al2S3(nhiệt độ cao)

c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

d) Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…