Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.
ba nguyên tử nitơ ⇔ 3N
bảy nguyên tử canxi ⇔ 7Ca
bốn nguyên tử natri ⇔ 4Na
Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO duy nhất. Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
Sử dụng pt cho- nhận e và pt bán pứ, ta có:
Fe → Fe3+ + 3e 4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2H2O
0,02 ← 0,02 ← 0,06 (mol) 0,08 → 0,06 (mol)
Fe dư: 0,02 mol
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
0,01 ← 0,02 → 0,03 (mol)
Muối thu được là Fe(NO3)2 : 0,03mol ⟹ m Fe(NO3)2 = 5,4g.
Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ?
Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh nào có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn trứng gà và giấm…
Nguyên tắc điều chế kim loại là gì?
Nguyên tắc điều chế kim loại
- Trong tự nhiên chỉ có một số ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại đều tồn tại dưới dạng ion trong các hợp chất hóa họ. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:
Mn+ + ne → M
- Có 3 phương pháp điều chế kim loại.
1) Phương pháp thủy luyện
- Phương pháp thủy luyện (còn gọi là phương pháp ướt) được dùng điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu, Hg, Ag, Au,...
2) Phương pháp nhiệt luyện
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...
- Với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng đã thu được kim loại mà không cần thiết phải khử bằng các tác nhân khác
3) Phương pháp điện phân
- Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Al, ... bằng cách điện phân các hợp chất ( muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.
- Thí dụ: Điều chế kim loại kẽm bằng phương pháp điện phân dung dịch kẽm sunfat với điện cực trơ.
Cho 100,0 ml dung địch NaOH 4,OM vào 100,0 ml dung dịch CrCl3, thu được 10,3 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là bao nhiêu?
nNaOH = 0,4 > 3nCr(OH)3 = 0,3
=> nkết tủa = 4nCrCl3 - nOH-
=> nCrCl3 = (0,1 + 0,4)/4 = 0,12 mol
=>CM(CrCl3) = 1,25M
Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng?
Số mol CuSO4 ban đầu là 0,2 mol
Gọi a là số mol Fe phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
a------a-------------------a
56a-----------------------64a
Khối lượng định sắt tăng lên là: 64a - 56a = 8a
Ta có: 8a = 0,4 → a = 0,05 mol
Số mol CuSO4 dư = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol → [CuSO4] = 0,75M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet