Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chất rắn thu được gồm:
Câu A. Cu, Al, MgO
Câu B. Cu, Al2O3, MgO Đáp án đúng
Câu C. Cu, Al, Mg
Câu D. Cu, Al2O3, Mg
Đáp án B Phân tích: Những kim loại có hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,... thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyệt, nghĩa là khử ion kim loại trong hợp chất bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động. Nên khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO ( nung nóng ), sau phản ứng xảy ra hoàn toàn chất rắn thu được gồm: Cu, Al2O3, MgO.
Vì sao nước chảy đá mòn?
Trong cuộc sống, chắc ai cũng biết hay gặp nhiều và tận mắt nhìn thấy hiện tượng “Nước chảy đá mòn” đó cũng là câu tục ngữ từ thời ông cha ta đã có từ xa xưa. Nhưng theo phương diện khoa học nói chung và hóa học nói riêng thì bản chất của hiện tượng này là: Thành phần cấu tạo nên đá chủ yếu là CaCO3 (Canxi cacbonat), mà trong không khí lại có khí CO2, chính vì vậy mà nước đã hòa tan CO2 để tạo thành axit H2CO3 (Axit cacbonic). Chính vì lí do đó mà có phản ứng hóa học xảy ra sau:
CaCO3 + H2O + CO2 <=> Ca(HCO3)2
Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, MA < MB. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Kim loại B là gì?
Đặt công thức chung của 2 kim loại là X, hóa trị n
X + nH2O → X(OH)n + n/2 H2
Ta có: aX = 6,2 và 0,5an = 0,1 ⇒ X/n = 62
Với n = 1: tính được X = 62. Hai kim loại A, B lần lượt là K và Rb
Với n = 2: tính được X = 31. Hai kim loại A, B lần lượt là Mg và Ca
Trường hợp này loại vì Mg không tan trong nước.
Trong số các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đơn chất
Câu A. Nước.
Câu B. Muối ăn.
Câu C. Thủy ngân.
Câu D. Khí cacbonic.
Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? Viết phương trình hóa học.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và cho một ít hồ tinh bột vào 3 mẫu thử trên, tiếp tục cho nước clo lần lượt vào 3 mẫu thử.
- Mẫu thử chuyển sang vàng là mẫu NaBr.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
- Mẫu thử có xùất hiện màu xanh là mẫu NaI. Do I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
- Mẫu không có hiện tượng là NaCl.
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗ hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic. Các thể khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A.
nA = 0,15 mol; nCO2 = 0,2 mol
Gọi số mol của metan và etan lần lượt là x và y (mol)
Phương trình phản ứng:
Vậy thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp A là:
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
error code: 525