Biết Cr (crom) có 2 hóa trị thường gặp là II và III, hãy chọn công chức hóa học đúng trong số các công thức cho sau đây: (1) CrSO4 ; (2) Cr2S04 ; (3) CrO ; (4) CrO2 (5) Cr(SO4)2 ; (6) Cr2(SO4)3. (7) Cr2O ; (8) Cr2O3 b) Tính phân tử khối của những chất biểu diễn bởi công thức hoá học đúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết Cr (crom) có 2 hóa trị thường gặp là II và III, hãy chọn công chức hóa học đúng trong số các công thức cho sau đây:

   (1) CrSO4 ;     (2) Cr2S04 ;     (3) CrO ;     (4) CrO2

   (5) Cr(SO4)2 ;     (6) Cr2(SO4)3.     (7) Cr2O ;     (8) Cr2O3

   b) Tính phân tử khối của những chất biểu diễn bởi công thức hoá học đúng.


Đáp án:

a) Những công thức hoá học đúng :

   Cr hoá trị II : CrSO4, CrO.

   Cr hoá trị III : Cr2(SO4)3, Cr2O3.

   b) Phân tử khối của những chất biểu diễn bởi các công thức hoá học này :

   CrSO4 = 52 + 32 + 4 X 16 = 148 (đvC),

   CrO = 52 + 16 = 68 (đvC).

   Cr2(SO4)3 = 2 X 52 + 3(32 + 4 X 16) = 392 (đvC),

   Cr2O3 = 2 X 52 + 3 X 16 = 152 (đvC).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.


Đáp án:

- Phân tử HCl: Obian ls chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết σ.

- Phân tử C2H4: Trong phân tử etilen (C2H4) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa sp2. Các obitan lai hóa tạo một liên kết σ giữa hai nguyên tử cacbon và hai liên kết σ với hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết π. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.

- Phân tử CO2: Phân tử CO2 có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electrón độc thân của nguyên tử c xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electrón độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết σ. Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết π.

- Phân tử N2: Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết σ. Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nến 2 liên kết K. Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết σ và 2 liên kết π.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 đồ vật được làm bằng thép. Mỗi vật được mạ bằng một kim loại khác nhau là kẽm, thiếc, niken. Sự ăn mòn sẽ xảy ra như thế nào nếu trên bề mặt của chúng có những vết xây sát sâu tới lớp thép bên trong, khi chúng tiếp xúc lâu ngày với không khí ẩm? Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn đối với mỗi vật.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 đồ vật được làm bằng thép. Mỗi vật được mạ bằng một kim loại khác nhau là kẽm, thiếc, niken. Sự ăn mòn sẽ xảy ra như thế nào nếu trên bề mặt của chúng có những vết xây sát sâu tới lớp thép bên trong, khi chúng tiếp xúc lâu ngày với không khí ẩm? Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn đối với mỗi vật.




Đáp án:

Trình bày cơ chế ăn mòn điện hoá học xảy ra trong cặp ZnFe để đi đến kết luận là Zn bị ăn món, Fe được bảo vệ.

Trình bày cơ chế ăn mòn điện hoá học xảy ra với cặp FeSn để đi đến kếtluận là Fe bị ăn mòn, Sn không bị ăn mòn.

Trình bày cơ chế ăn mòn điện hoá học xảy ra với cặp FeNi để đi đến kết luận là Fe bị ăn mòn, Ni không bị ăn mòn.




Xem đáp án và giải thích
Sự điện li
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch NaOH và dung dịch CH3COONa có cùng nồng độ mol/l. Giá trị pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả sử cứ 100 ion CH3COO‒ thì có 1 ion thủy phân)

Đáp án:
  • Câu A. y = 100x

  • Câu B. y = 2x

  • Câu C. y = x+2

  • Câu D. y = x - 2

Xem đáp án và giải thích
Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là bao nhiêu lít?


Đáp án:

MBr + 1/2 Cl2 → MCl + 1/2 Br2

1 mol muối giảm = 80 – 35,5 = 44,5g

⇒ nCl2 = 1/2. nmuối = 1/2 . 4,45/44,5 = 0,05 mol

⇒ VCl2 = 1,12 lít

Xem đáp án và giải thích
Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi là 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi là 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là bao nhiêu?


Đáp án:

- MX= 3,125.32 = 100 (C5H8O2) không no

- Số C TB trong E = 0,7/0,2 = 3,5 . Vậy phải có este có số C < 3,5

- Vì 3 este, mà Y nhỏ nhất nên Y là: HCOOCH3 hay HCOOC2H5

- Vì khi thuỷ phân 3 este thu 2 muối và 2 ancol cùng số C, nên phải chọn Y là HCOOC2H5 để có 2 ancol là C2H5OH

và C2H4(OH)2

Vậy 3 este phải tạo từ 2 ancol này.

- Cuối cùng:

+ Y: HCOOC2H5

+ X: CH2=CH-COOC2H5 (không có CT nào phù hợp)

+ Z: phải là HCOO- CH2-CH2OOCH no, tạo muối trúng muối của Y

- MZ= 118

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…