X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX = 1,3114MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX = 1,3114MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?


Đáp án:

Ta thấy Mx = 4Mz - 3; MH2O = 4Mz - 54

My = 3Mz - 2MH2O = 3Mz - 36

⇒ Mx = 1,3114My ⇒ 4Mz -54 = 1,3114(3Mz - 36)

⇒ Mz = 103

⇒ muối natri của Z có M = 103 + 22 = 125

cứ 0,12 mol pentapeptit tạo ra 0,12.5 = 0,6 mol muối natri của Z

⇒ mc.rắn = 0,6.125 = 75 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra: a) Chất khí cháy được trong không khí? b) dung dịch có màu xanh lam? c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit? d) Dung dịch không màu và nước? Viết tất cả các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra:

a) Chất khí cháy được trong không khí?

b) dung dịch có màu xanh lam?

c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?

d) Dung dịch không màu và nước?

Viết tất cả các phương trình phản ứng.


Đáp án:

Các phương trình hóa học:

a) Chất khí cháy được trong không khí là khí H2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑

b) Dung dịch có màu xanh lam: CuCl2 , CuSO4.

CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh lam) + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 (xanh lam) + H2O

c) Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit là BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

d) Dung dịch không màu là: ZnCl2, ZnSO4.

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Giá trị của m gần nhất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

Đáp án:
  • Câu A. 38,04.

  • Câu B. 24,74.

  • Câu C. 16,74

  • Câu D. 25,10.

Xem đáp án và giải thích
Cho lên men 1m3 rỉ đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường glucozo trên, biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lên men 1m3 rỉ đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường glucozo trên, biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%


Đáp án:

Phản ứng lên men: C6H12O6 lên men→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)

Thể tích C2H5OH trong cồn 96o là 96:100.60 = 57,6 (lít)

D(C2H5OH) = 0,789 (g/ml) = 0,789 kg/lít

Vậy khối lượng etanol nguyên chất là m = 57,6.0,789 (kg)

Theo (1) cứ 180 (g) glucozo → 2.46 (g) etanol

86,92 kg <- 57,6.0,789 (kg) etanol

Do H = 80% → khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường là:

86,92.100:80 = 108,7 (kg)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,05

  • Câu B. 0,5

  • Câu C. 0,625

  • Câu D. 0,0625

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thể tích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đkc). Thể tích dung dịch hỗn hơp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch A là :

Đáp án:
  • Câu A. 0,3 lít

  • Câu B. 0,2 lít

  • Câu C. 0,4 lít

  • Câu D. 0,5 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…