Dẫn 3,36 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 3,36 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là


Đáp án:

Khí sau phản ứng gồm CO2 (0,12) và CO dư (0,03)

Chỉ Fe2O3 bị CO khử nên nFe2O3 = nCO2/3 = 0,04 mol

=> nMgO = 0,04 mol

m = 8 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định đồng phân amin bậc 1
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là:


Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k) Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k)

Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

t= 2 phút = 120 giây ; CM bđ (Br2) = 0,072 mol/l ; CM sau(Br2) = 0,048 mol/l

→ CM pứ (Br2) = 0,072 - 0,048 = 0,024 mol/s ; Vtb =0,024/120 = 2.10-4 mol/(l.s)

Xem đáp án và giải thích
Một học sinh làm thí nghiệm như sau: (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch. (2). Đun sôi nước. (3).Đốt một mẫu cacbon. Hỏi: a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì? b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái? c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

   (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.

   (2). Đun sôi nước.

   (3).Đốt một mẫu cacbon.

   Hỏi:

   a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?

   b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?

   c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?


Đáp án:

  a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.

   Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.

   TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2

   TN3: C + O2 → CO2

   b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

   c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.

Xem đáp án và giải thích
Công thức công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn một amino axit A thì thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích là 4:1. Biết phân tử A chỉ chứa 1 nhóm amin bậc I. Công thức cấu tạo của A là:

Đáp án:
  • Câu A. CH3 CH(NH2 )COOH

  • Câu B. H2 NCH2 COOH

  • Câu C. H2 NCH2 CH2 COOH

  • Câu D. CH3 NHCH2 COOH

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol


Đáp án:

I. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, kẹp hóa chất.

2. Hóa chất: glixerol, phenol, etanol khan, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất.

II. Nội dung và cách tiến hành

Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: Ống nghiệm khô, đèn cồn, hộp quẹt.

- Hoá chất: 2ml ancol etilic

2. Cách tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa +H2

Ngọn lửa chuyển sang màu xanh do có khí H2 thoát ra.

Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH 10%, etanol, glixerol.

2. Tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd phenol, nước brom.

2. Tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd etanol, glixerol và phenol trong 3 lọ không dán nhãn.

2. Tiến hành:

- Dùng Br2 biết phenol, dùng Cu(OH)2 biết glixerol.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Với Phenol:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

- Với Glixerol:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…