Chất tan có thể tồn tại ở dạng nào?
Chất tan có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí
Ví dụ: muối ăn tan trong nước, dầu ăn tan trong xăng, khí oxi tan trong nước.
So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm :
a) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
b) Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.
a) Thí nghiệm 1: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu khử trực tiếp Ag+ thành Ag, Cu bị oxi hoá thành Cu2+
b) Thí nghiệm 2 :
Ở catot, Ag+ bị khử thành Ag. Ở anot, Cu bị oxi hoá thành Cu2+ tan vào dung dịch. Sau khi các ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3 bị khử hết sẽ đến lượt các ion Cu2+ bị khử thành Cu bám trên catot.
Trong hai thí nghiệm :
Giống nhau : các phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử.
Khác nhau : ở thí nghiệm 1, phản ứng oxi hoá - khử không cần dòng điện, ở thí nghiệm 2, phản ứng oxi hoá - khử xảy ra nhờ có dòng điện một chiều.
Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Phương trình hóa học:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Có: nMg = 0,01 mol và nFe = 0,02 mol
Theo (1) và (2), nếu Mg và Fe phản ứng hết thì thu được 0,03 mol Cu.
Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là:
0,03 .64 = 1,92 (gam)
Thực tế chỉ thu được 1,88 gam kim loại. Chứng tỏ kim loại đã cho không phản ứng hết.
Mg có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng trước.
Lượng Cu sinh ra ở (1) là 0,01 mol tương ứng với khối lượng 0,64 (gam)
Khối lượng Fe dư và Cu sinh ra ở (2) là: 1,88 – 0,64 = 1,24 (gam)
Đặt khối lượng Fe tham gia ở (2) là x, khối lượng sắt dư là (1,12 – 56x) và khối lượng Cu sinh ra ở (2) là 64x.
Ta có: (1,12 - 56x) + 64x = 1,24 ⇒ x = 0,015
Lượng CuSO4 trong 250 ml dung dịch đã phản ứng hết:
0,015 + 0,01 = 0,025(mol)
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là: 0,025/0,25 = 0,1mol/lít
Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích:
a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.
c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
a) Hiện tượng vật lí vì dây sắt bị thay đổi hình dạng.
b) Hiện tượng vật lí vì axit axetic không biến đổi thành chất khác.
c) Hiện tượng hóa học vì sắt đã biến thành nâu đỏ nâu.
d) Hiện tượng hóa học vì rượu đã chuyển thành giấm ăn.
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.
- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.
- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3
⇒Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet