Câu hỏi lý thuyết chung về peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất sau (I) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH (II) H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH (III) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH Chất nào là tripeptit?


Đáp án:
  • Câu A. III

  • Câu B. I

  • Câu C. II Đáp án đúng

  • Câu D. I,II

Giải thích:

Đáp án C Chất là tripeptit là: III Chú ý: Ta cần xem xét kĩ các amino axit tạo nên peptit đó có phải là α-amino axit không.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam.

  • Câu B. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.

  • Câu C. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.

  • Câu D. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.

Xem đáp án và giải thích
Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3 --t0--> CaO + CO2.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng phân hủy vì từ một chất sinh ra hai chất mới.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch CuSO4 trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot (chưa thấy có khí thoát ra ở catot). Với hiệu suất quá trình điện phân là 80%, cường độ dòng điện chạy qua dung dịch điện phân là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch CuSO4 trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot (chưa thấy có khí thoát ra ở catot). Với hiệu suất quá trình điện phân là 80%, cường độ dòng điện chạy qua dung dịch điện phân là?


Đáp án:

Theo định luật Faraday: 

m = [AIt]/nF

=> I = [mnF/At].80% = 3,75 A

Xem đáp án và giải thích
Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol alanin nAla = 170/89 = 1,91 (mol)

Trong 500 g protein A có 1,91 mol Ala.

→ 50000 g protein A có 191 mol Ala.

Số mắt xích Alanin: 191 . 6,023.1023 = 1146.1023

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là bao nhiêu?


Đáp án:

R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.

Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3

R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.

Theo giả thiết: %R = 43,66% nên 2R/5.16 = 43,66/56,34 ⇒ R = 31 (photpho).

Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).

Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…