Dung dịch là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch là gì?


Đáp án:

 Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 16,6

  • Câu B. 18,85

  • Câu C. 17,25

  • Câu D. 16,9

Xem đáp án và giải thích
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: a) Liên kết ion. b) Liên kết cộng hóa trị không cực. c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:

a) Liên kết ion.

b) Liên kết cộng hóa trị không cực.

c) Liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận electron
Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng hiđro hóa chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phương pháp chuyển hóa triglixerit lỏng thành triglixerit rắn (tạo bơ nhân tạo) là:


Đáp án:
  • Câu A. Hạ nhiệt độ thật nhanh để hóa rắn triglixerit

  • Câu B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit

  • Câu C. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm

  • Câu D. Hidro hóa trglixerit lỏng thành triglixerit rắn

Xem đáp án và giải thích
Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với l00cm3 dung dịch Al2(SO4)3, 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với l00cm3 dung dịch Al2(SO4)3, 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

nNaOH = 0,15.7 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 0,1.1 = 0,1 mol

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

Do NaOH còn dư 1,05 – 0,6 = 0,45 mol nên Al(OH)3 sinh ra bị hòa tan

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Sau thí nghiệm các chất có trong dung dịch là :

Na2SO4 0,3 mol : Na[Al(OH)4] 0,2 mol; NaOH dư 1,05 – 0,6 – 0,2 = 0,25 mol

Thể tích dung dịch : vdd = 150 + 100 = 250 ml = 0,25 lít

CMNa2SO4 = 0,3 : 0,25 = 1,2M

CMNa[Al(OH)4] = 0,2 : 0,25 = 0,8 M

CMNaOH = 0,25 : 0,25 = 1 M

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước bằng bao nhiêu?


Đáp án:

K + H2O → KOH + 1/2 H2

Số mol K: nK = 39/39 = 1(mol)

Số mol KOH: nKOH = nK = 1(mol)

Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)

Số mol H2: nH2 = 1/2 nK= 0,5(mol)

Khối lượng dung dịch là mdd = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

Nồng độ C%KOH = 56/400 .100% = 14%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…