Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin.



Đáp án:

Lắc kĩ hỗn hợp với dung dịch HC1 dư, chỉ có anilin phản ứng :

C6H5-NH2 + HCl → [C6H5-NH3]+Cl-

                            anilin phenylamoni clorua

Sau đó để yên, có hai lớpchất lỏng tạo ra : một lớp gồm nước hoà tan phenylamoni clorua và HCl còn dư, lớp kia gồm benzen hoà tan phenol.

Tách riêng lớp có nước rồi cho tác dụng với NH3 lấy dư :

HCl + NH3 → NH4CI

[C6H5-NH3]+Cl-+ NH3 → C6H5-NH2 + NH4Cl

 Anilin rất ít tan trong nước nên có thể tách riêng

Lắc kĩ hỗn hợp benzen và phenol với dung dịch NaOH dư :

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

                                   natri phenolat

Natri phenolat tan trong nước còn benzen không tan và được tách riêng. Thổi CO2 dư qua dung dịch có chứa natri phenolat :

NaOH + CO2→ NaHCO3

C6H5ONa + CO2 + H2O → NaHCO3 + C6H5OH

Phenol rất ít tan trong nước lạnh và được tách riêng.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế polibuta – 1,3 – đien từ but-1-en
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế polibuta – 1,3 – đien từ but-1-en


Đáp án:

CH2 = CH - CH2 - CH3 -to, Ni→ CH3 - CH2 - CH2 - CH3

CH3 – CH2 - CH2-CH3 -to, xt→ CH2 = CH - CH = CH2 + 2H2

CH2=CH-CH=CH2 -to, P, Na→ (CH2-CH = CH - CH2) (Cao su buna)

Xem đáp án và giải thích
Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Đáp án:

Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số e lớp ngoài cùng Số lớp electron
He 2 2 2 1
C 6 6 4 2
Al 13 13 3 3
Ca 20 20 2 4

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp X gốm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M. thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Tìm giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gốm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M. thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Tìm giá trị của m?


Đáp án:

Đốt Y ⇒ nCO2 = 0,2 mol và nH2O = 0,35 mol

⇒ nY = nH2O - nCO2 = 0,15 mol

⇒ nO(Y) = 0,15 mol

mY = mC + mH + mO = 5,5g

X gồm este của ancol (0,15 mol) và este của phenol (x mol)

nNaOH = 0,15 + 2x = 0,35 mol

⇒ x = 0,1⇒ nH2O = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng:

mX = mmuối + mY +mH2O - mNaOH = 21,9g

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhẩt của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhẩt của m là?


Đáp án:

A + NaOH → H2NCH2COONa + H2NC2H4COONa + H2 (1)

A + O2 → CO2 + H2O + N2 (2)

nNaOH = 0,28 + 0,4 = 0,68 mol; nH2O = 0,14 mol

bảo toàn khối lượng: mA = 0,28.97 + 0,4.111 + 0,14.8 – 0.68.10 = 46,88 gam

bảo toàn nguyên tố H:

nH2O(2) = 1/2. nH(trong A) = 1/2. [nH(muối glyxin) + nH(muối alanin) + 2nH2O (1) – nH( trong NaOH)]

nH2O(2) = 1/2(0,28. 4 + 0,4. 6 + 2. 0,14 – 0,68) = 1,56 mol ⇒ mH20 = 28,08 gam

nCO2 = nC trong A = 0,28.2 + 0,4.3 = 1,76 mol

mCO2 = 77,44 gam

Ta có: khi đốt cháy 46,88 gam A → mCO2 + mH2O = 105,52 gam

⇒ đốt cháy m gam A → mCO2 + mH2O = 63,312gam

⇒ m = 63,312 x (46,88/105,52) = 28,128 ≈ 28 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra nito monoxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra nito monoxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng


Đáp án:
  • Câu A. 16

  • Câu B. 24

  • Câu C. 18

  • Câu D. 20

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…