Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.


Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy. Hãy tính khối lượng Al2O3 và than chì (C) cần dùng để sản xuất được 5,4 tấn nhôm. Cho rằng toàn bộ lượng khí oxi sinh ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy. Hãy tính khối lượng Al2O3 và than chì (C) cần dùng để sản xuất được 5,4 tấn nhôm. Cho rằng toàn bộ lượng khí oxi sinh ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit


Đáp án:

mAl = 5,4 tấn = 5,4.106 gam ⇒ nAl = 0,2.106 mol

2Al2O3 → 4Al + 3O2

C + O2 → CO2

Theo pt: nAl2O3 = 1/2 . nAl = 0,1. 106 mol

nC = nO2 = 3/4 . nAl = 0,15. 106 mol

Khối lượng Al2O3 cần dùng: mAl2O3 = 0,1.106.102 = 10,2.106 (g) = 10,2 (tấn)

Khối lượng than chì cần dùng mC = 0,15.106.12 = 1,8.106 (g) = 1,8 tấn

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.

TN: Cho bào ống nghiệm 2 đến 3 mẩu CaC2. Nhỏ tử từ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra bằng pp đẩy nước

Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.

Giải thích, PTHH: Vì CaC2 tác dụng với H2O

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.

Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.

2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.

1. Tác dụng với dung dịch brom.

TN: Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đụng 2ml dd brom

Hiện tượng: Dung dịch brom có màu vàng cam sau đó nhạt dần.

Giải thích: Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu.

PTHH: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.

2. Tác dụng với oxi phản ứng cháy.

TN: Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra

Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa sáng phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Giải thích: Vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O

PTHH: 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O.

3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen

Tiến hành TN: Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Để yên và quan sát

Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lặc kĩ và quan sát

Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.

Khi cho vài giọt dd Brom vào ông nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.

Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu.

Xem đáp án và giải thích
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.


Đáp án:

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

2HCl + BaCO3 → BaCl2 + CO2 + H2O

Kết tủa thu được gồm BaCO3, BaSO4

Khí thoát ra là khí CO2.

Chất rắn còn lại không tan là BaSO4.

Theo các phương trình hoá học

nNa2CO3 = nBaCO3 = nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

Vậy mNa2CO3 = 0,1 x 106 = 10,6 g → mNa2SO4 = 24,8 - 10,6 = 14,2 g

→ nNa2SO4 = 14,2/142 = 0,1 mol → mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7g

mBaSO4 = 0,1 x 233 = 23,3g = b

→ a = 19,7 + 23,3 = 43g

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là gì?


Đáp án:

nCl2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol); nNaOH (dư) = 0,2.0,5 = 0,1 (mol)

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

⇒ nNaOH(bđ) = 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol) ⇒ CM(NaOH) = 0,2/0,2 = 1,0 (M)

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch có [OH- ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch có [OH- ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là gì?


Đáp án:

- Từ [OH-]= 1,5.10-5 (M) suy ra:

Vậy môi trường của dung dịch là kiềm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…