Ứng với propan có hai nhóm ankyl là propyl và isopropyl. Hãy viết công thức cấu tạo của chúng và cho biết bậc nguyên tử cacbon mang hóa trị tự do.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ứng với propan có hai nhóm ankyl là propyl và isopropyl. Hãy viết công thức cấu tạo của chúng và cho biết bậc nguyên tử cacbon mang hóa trị tự do.


Đáp án:

CH3 - CH2 - CH2- : propyl;

CH3 - C (CH3) - : isopropyl.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán nâng cao liên quan tới phản ứng thủy phân este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn agam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 7,09

  • Câu B. 5,92

  • Câu C. 6,53

  • Câu D. 5,36

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của phản ứng như sau: Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của phản ứng như sau:

Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu

Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.


Đáp án:

- Xác định các chỉ số x và y

Ta có Al có hóa trị III; nhóm (SO4) có hóa trị II

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y hay x/y = II/III

Chọn x = 2 thì y = 3.

- Cân bằng phương trình hóa học:

Thay x và y vào sơ đồ được:

Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 2 nguyên tử Al để số nguyên tử Al ở hai về bằng nhau thêm 2 vào trước Al

2Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 3 nhóm (SO4) để số nhóm (SO4) ở hai vế bằng nhau thêm 3 vào trước CuSO4.

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Thấy phải thêm tiếp 3 vào trước Cu ở vế trái để số nguyên tử Cu ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Xem đáp án và giải thích
Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Tìm V?


Đáp án:

Fe còn dư nên dung dịch chỉ gồm Fe2+

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

mFe (pư) = 20 – 3,2 = 16,8g => nFe = 0,3 mol

Fe - 2e → Fe2+

N+5 + 3e → N+2 (NO)

BT e => 3nNO = 2nFe = 2. 0,3 = 0,6 mol => nNO = 0,2 mol => V= 4,48l

Xem đáp án và giải thích
Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: – A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro. – C và D không phản ứng với dung dịch HCl. – B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A. – D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C. Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần). a) B, D, C, A b) D, A, B, C c) B, A, D, C d) A, B, C, D e) C, B, D, A
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:

– A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.

– C và D không phản ứng với dung dịch HCl.

– B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.

– D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).

a) B, D, C, A

b) D, A, B, C

c) B, A, D, C

d) A, B, C, D

e) C, B, D, A


Đáp án:

A, B tác dụng với HCl và C, D không phản ứng với HCl ⇒ A,B hoạt động mạnh hơn B, C

B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A ⇒ B hoạt động mạnh hơn A

D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C ⇒ D mạnh hơn C

⇒Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: B, A, D, C

Phương án c đúng.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập vận dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phương trình ion rút gọn sau: a) Cu2+ + Fe -> Fe2+ + Cu ; b) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+; c) Fe2+ + Mg → Mg2+ + Fe Nhận xét đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. Tính khử của: Mg > Fe > Fe2+ > Cu

  • Câu B. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe

  • Câu C. Tính oxi hóa của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+

  • Câu D. Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…