Phản ứng thu được CuSO4 ít nhất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi lấy cùng số mol H2SO4 tác dụng hoàn toàn với mỗi chất sau đây thì trường hợp thu được lượng CuSO4 ít nhất là

Đáp án:
  • Câu A. H2SO4 đặc + Cu → Đáp án đúng

  • Câu B. H2SO4 + CuCO3 →

  • Câu C. H2SO4 + CuO →

  • Câu D. H2SO4 + Cu(OH)2 →

Giải thích:

Ta dùng BTNT lưu huỳnh. Sau các phản ứng thì S sẽ đi vào muối hoặc khí (SO2) A. H2SO4 đặc + Cu → Có SO2 bay ra nên CuSO4 ít nhất. B. H2SO4 + CuCO3 → Không có SO2 bay ra C. H2SO4 + CuO → Không có SO2 bay ra D. H2SO4 + Cu(OH)2 → Không SO2 bay ra => A.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì  nồng độ mol ion là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì  nồng độ mol ion là bao nhiêu?


Đáp án:

- Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần

   CH3COOH ⇌ H+ + CH3COO-

Vì vậy [H+] < [CH3COO-]= 0,1M

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.


Đáp án:

nH2SO4 = 10mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

Theo pt: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10 x 2 = 20 mol.

VCO2 = n. 22,4 = 20 x 22,4 = 448 lít.

Xem đáp án và giải thích
Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là gì?


Đáp án:

Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là lưu huỳnh.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có): a. Glucozơ tác dụng với nước brom b. Fructozơ + H2 → (Ni, to) c. Fructozơ + [Ag(NH3)2]OH → d. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH →
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):

a. Glucozơ tác dụng với nước brom

b. Fructozơ + H2 → (Ni, to)

c. Fructozơ + [Ag(NH3)2]OH →

d. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH →


Đáp án:

a. CH2OH-(CHOH)4-CHO + Br2 + H2O → CH2OH–(CHOH)4-COOH + 2HBr

b. Fructozơ tác dụng với H2, xúc tác Ni

CH2OH-(CHOH)4-CHO  + H2 → (Ni, t0) CH2OH–(CHOH)4-CH2OH (Sobitol)

c. Fructozơ không tác dụng với [Ag(NH3)2]OH

d. Glucozơ tác dụng với [Ag(NH3)2]OH

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH → 2Ag + H2+ 3NH3 + CH2OH(CHOH)4COONH4

Xem đáp án và giải thích
Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?


Đáp án:

Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể hữu cơ phân hủy trong điều kiện không có oxi sinh ra khí metan.

Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan  để sử dụng đun nấu hay chạy máy …

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…