Câu A. 3
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 5 Đáp án đúng
Chọn D. - X làm quỳ tím hóa đỏ nên X chứa chức axit cacboxylic –COOH => X có 1 đồng phân là C2H5COOH. - Y tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na nên Y chứa chức este –COO– => Y có 2 đồng phân là HCOOC2H5 và CH3COOC2H5. - Z tác dụng được Na và cho được phản ứng tráng gương nên Z chứa đồng thời 2 nhóm chức ancol –OH và anđehit –CHO => Z có 2 đồng phân là HOCH2CH2CHO, HOCH(CH3)CHO. Vậy tổng số đồng phân của X, Y, Z là 5 đồng phân.
Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenluỉozơ). Làm thế nào để phân biệt hai loại len đó một cách đơn giản.
Len lông cừu có bản chất protein ; khi đốt cháy, loại len đó bị phân huỷ tạo ra mùi khét. Sợi xenlulozơ khi cháy không tạo ra mùi khét. Vì vậy đối cháy hai loại sợi len đó, có thể phân biệt được chúng.
Khái quát về Mg
- Magie là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Magiê là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất.
- Kí hiệu: Mg
- Cấu hình electron: [Ne] 3s2
- Số hiệu nguyên tử: 12
- Khối lượng nguyên tử: 24 g/mol
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 12
+ Nhóm: IIA
+ Chu kì: 3
- Đồng vị: 24Mg, 25Mg, 26Mg
- Độ âm điện: 1,31
Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết 4 chất rắn (đựng trong 4 lọ riêng biệt) : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O
Hoà vào nước ta được hai nhóm chất :
(1) Tan trong nước là Na2CO3 và Na2SO4. Phân biệt 2 chất này bằng dung dịch HCl. Tác dụng với dung dịch HCl là Na2CO3 (sủi bọt khí) ; không tác dụng với dung dịch HC1 là Na2SO4.
(2) Không tan trong nước là CaCO3 và CaSO4.2H2O. Dùng dung dịch HC1 để nhận ra CaCO3 (có sủi bọt khí) còn lại là CaSO4.2H2O.
Chất X có công thức phân tử dạng MR2. Đốt X trong oxi dư được chất rắn Y và khí Z, khí Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang màu hồng và có khả năng tẩy màu. Cho Z vào nước vôi trong thấy kết tủa trắng. Chất Y có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy kết tủa nâu đỏ. Chất X thỏa mãn là
Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang hồng và có khả năng tẩy màu, tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2 nên Z là SO2 có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo thành dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy có kết tủa màu nâu đỏ nên Y là Fe2O3 => X là FeS2
Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.
b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu gam?
1 mol CuSO4.5H2O (250 g) có 1 mol CuSO4 (160 g)
⇒ 58 g CuSO4.5H2O có 0,232 mol CuSO4
a. CM CuSO4 = 0,232 : 0,5 = 0,464 M
b. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Hiện tượng: mạt sắt tan dần, màu xanh của dung dịch nhạt dần có chất màu đỏ xuất hiện
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe → Fe2+ + 2e
Fe là chất khử
Cu2+ + 2e → Cu
Cu2+ là chất oxi hóa
* Theo phương trình phản ứng :
1 mol Fe(56) phản ứng với 1 mol CuSO4 tạo ra 1 mol Cu(64) khối lượng tăng 8 g.
⇒ Fe phản ứng với 0,232 mol CuSO4 tạo ra 0,232 mol Cu(64) khối lượng tăng 1,856 g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet