Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2. a) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2.

a) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

2O2 + 3Fe --t0--> Fe3O4

0,3 ← 0,45 (mol)

b) Ta có: nFe = 0,45 mol

Theo phương trình, tính được nO2 = 0,3 mol

VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H6 tác dùng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H6 tác dùng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất trên?


Đáp án:

C7H6 + nAgNO3 + nNH3 → C7H8-nAgn + nNH4NO3

n = nC7H6 = 0,15 mol ⇒ 0,15(92 + 108n) = 45,9 ⇒ n = 2

⇒ X có 2 liên kết ba đầu mạch, có 4 cấu tạo:

HC≡C – CH2 – CH2 – CH2 – C≡CH; HC≡C – CH(CH3) – CH2 – C≡CH;

HC≡C – CH(C2H5) – C≡CH; HC≡C – C(CH3)2 – C≡CH

Xem đáp án và giải thích
Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.


Đáp án:

nNH4Cl = 2.0,2 = 0,4 mol, nNaNO2 = 0,2.3 = 0,6 mol

                                                NH4             +            NaNO2          --t0-->   N2 kết tủa + NaCl       +  2H2O

Trước pu:                                   0,4                               0,6

Phản ứng:                                  0,4                               0,4                                  0,4               0,4                0,4

Sau pu:                                        0                                 0,2                                  0,4               0,4                0,4

nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol

Thể tích N2 sinh ra ở đktc: VN2 = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)

Dung dịch sau phản ứng có thể tích = 0,2 + 0,2 = 0,4 (lít)

nNaCl = nNH4Cl = 0,4 mol

nNaNO2  = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol

Nồng độ mol/lít của các muối: CMNaCl = 0,4/0,4 = 1M; CMNaNO2= 0,2/0,4 = 0,5M

Xem đáp án và giải thích
A, B là 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại A và B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A, B là 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại A và B.


Đáp án:

Đặt hai kim loại A và B tương ứng với một kim loại là R.

R (0,15) + 2HCl → RCl2 (0,15 mol) + H2

MR = 4,4: 0,15 = 29,33

Có MMg = 24 < MR < MCa = 40. Vậy hai kim loại cần tìm là Mg và Ca.

Xem đáp án và giải thích
Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.



Đáp án:

Các công thức cấu tạo của hợp chất theo yêu cầu đề bài là:

CH3-CH (NH2) -COOH (axit α-aminopropionic)            

CH2(NH2)-CH2-COOH (axit ε-aminopropionic)

CH2(NH2)-COO-CH3    (metyl aminoaxetat)

CH2 = CH-COO-NH(amoni acrylat)




Xem đáp án và giải thích
Canxi có tính chất hóa học gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Canxi có tính chất hóa học gì?


Đáp án:

- Canxi là chất khử mạnh:

Ca → Ca2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

2 Ca + O2 → 2 CaO

Ca + H2 → CaH2 .

b. Tác dụng với axit

- Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:

Ca + 2HCl→ CaCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3:

Ca + 4HNO3 đặc → Ca(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

c. Tác dụng với nước

- Ở nhiệt độ thường, Ca khử nước mạnh.

Ca + 2H2O → CaOH)2 + H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…