A là một chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Phần trăm của C trong A là bao nhiêu?
nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol =. mH = 0,4 gam
Bảo toàn khối lượng nguyên tố: mhchc = mC + mH => mC = 2,5 - 0,4 = 2,1 gam
%mC = 2,1/2,5.100% = 84%
Vì sao gạo nếp nấu lại dẻo?
Tinh bột là hỗn hợp của 2 thành phần amilozo và amilopectit. Amilozo tan được trong nước, còn amilopectit không tan trong nước, trong nước nóng tạo hồ tinh bột, quyết định độ dẻo của tinh bột.
Tinh bột có trong gạo tẻ, ngô tẻ có hàm lượng amilopectit cao chiếm 80%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ thường có độ dẻo bình thường .Tinh bột có trong gạo nếp, ngô có hàm lượng amilopectit rất cao chiếm 90%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo nếp, ngô thường dẻo hơn nhiều so với cơm gạo tẻ, ngô tẻ.
Nêu ứng dụng của gang, thép.
- Gang xám chứa c ở dạng than chì, dùng để đúc các bệ máy, vô lăng.
- Gang trắng chứa ít cacbon hơn và cacbon chủ yếu ở dạng xementit (Fe3C)? được dùng để luyện thép.
- Thép :
+ Thép mềm : làm thép sợi, đinh, bu lông, thép lá.
+ Thép cứng : làiĩ) các công cụ, một số kết cấu và chi tiết máy.
+ Thép hợp kim (thép đặc biệt): thép crom-niken dùng làm đồ dùng trong gia đình ; thép crom-vanađi dùng làm đường ống, các chi tiết động cơ máy bay và máy nén ; thép vonfam được dùng làm những dụng cụ cắt, gọt; thép mangan dùng làm máy nghiền đá, bộ ghi của đường sắt, bánh xe và đường ray tàu hơả ; thép silic chế tạo lò xo, nhíp ô tô...
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Câu A. Saccarozơ.
Câu B. Glucozơ.
Câu C. Tinh bột
Câu D. Xenlulozơ.
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?
a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.
b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.
Giải thích và viết phương trình hoá học.
Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:
a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4 :
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4
c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2 : không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB