Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 cần dùng V (ml) dung dịch KOH 2M thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 cần dùng V (ml) dung dịch KOH 2M thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,15 mol

=> nAl = 0,1 mol

=> nAl2O3 = (mX - mAl) : 102 = 0,1 mol

=> nKOH = nKAlO2 = 0,3 mol

=> V = 150 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất gây hại trong thuốc lá
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Người hút thuốc là nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là :

Đáp án:
  • Câu A. Mophin.

  • Câu B. Heroin.

  • Câu C. Cafein.

  • Câu D. Nicotin.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?


Đáp án:

Cách 1

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là AgNO3/NH3 và quỳ tím

Dùng quỳ tím để nhận biết được CH3COOH làm quỳ tím chuyển màu đỏ

Các chấtcòn lại cho tác dụng với AgNO3/NH3

C2H5OH không phản ứng với AgNO3/NH3

Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu C6H5OH

C6H5OH + 2(Ag(NH3)2)OH → C6H6O2 + 2Ag + 4NH3 + H2O

Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng bạc bám vào ống nghiệm CH3CHO

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Cách 2. 

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là dung dịch Brom, CuO và quỳ tím

Dùng quỳ tím để nhận biết được dung dịch CH3COOH là axit làm quỳ tím hóa đỏ

Sử dụng dung dịch Brom để nhận biết

C6H5OH phản ứng Brom

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Không phản ứng là 2 chất còn lại CH3CHO, C2H5OH

Dùng CuO để nhận biết C2H5OH

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

Xem đáp án và giải thích
Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).


Đáp án:

Lấy từng mẫu thử ở ba lọ đựng ba dung dịch trên.Cho quỳ tím vào từng mẫu thử. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là axit, dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là bazo, dung dịch còn lại là muối ăn vì không làm đổi màu quỳ tím.

Xem đáp án và giải thích
Trong tự nhiên, kali có 3 đồng vị : 1939K (x1 = 93,258%) ; 1940K (x2%) ; 1941K (x3%). Biết nguyên tử khối trung bình của kali là 39,13. Giá trị của x2 và x3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong tự nhiên, kali có 3 đồng vị : 1939K (x1 = 93,258%) ; 1940K (x2%) ; 1941K (x3%). Biết nguyên tử khối trung bình của kali là 39,13. Giá trị của x2 và x3 là gì?


Đáp án:

x1 + x2 = 100 – 93,258 = 6,742 (1)

Ta có: (39.93,258 + 40.x1 + 41.x2)/100 = 63,546 ⇒ 40x1 + 41x2 = 275,938 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x1 = 0,484 ; x2 = 6,258

Xem đáp án và giải thích
a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-). b) Những điện tích ở ion Li+ và O2- do đâu mà có?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-).

b) Những điện tích ở ion Li+ và O2- do đâu mà có?

c) Nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống Li+ và nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống O2-.

d) Vì sao 1 nguyên tử oxi kết hợp được với 2 nguyên tử liti?


Đáp án:

a) Cấu hình electron của cation liti (Li+) là 1s2 và anion oxit (O2-) là 1s22s22p6.

b) Điện tích ở Li+ do mất 1e mà có, điện tích ở O2- do O nhận thêm 2e mà có.

c) Nguyên tử khí hiếm He có cấu hình electron giống Li+

Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình electron giống O2-

d) Vì mỗi nguyên tử liti chỉ có thể nhường 1e, mà một nguyên tử oxi thu 2e.

2Li → 2Li+ + 2e;

O + 2e → O2-;

2Li+ + O2- → Li2O.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…