Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các nhận xét sau về N và hợp chất của nó: (1). N2 tương đối trở về hoạt động hóa học ở điều kiện thường vì trong phân tử có một liên kết ba bền. (2). Khí NH3 tan tốt trong H2O tạo được dung dịch có môi trường bazơ. (3). HNO3 được tạo ra khi cho hỗn hợp khí (NO2 và O2) sục vào H2O. (4). Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa. (5). Khi sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa màu xanh. (6). Trong công nghiệp NH3 được tạo ra khi cho N2 phản ứng với H2. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2 Đáp án đúng

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Giải thích:

(1). N2 tương đối trơ về hoạt dộng hóa học ở điều kiện thường vì trong phân tử có một liên kết ba bền. (Đúng) (2). Khí NH3 tan tốt trong H2O tạo được dung dịch có môi trường bazơ. (Đúng) (3). HNO3 được tạo ra khi cho hỗn hợp khí (NO2 và O2) sục vào H2O. (Đúng) (4). Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa. (Sai) (5). Khi sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa màu xanh. (Sai, tạo phức) (6). Trong công nghiệp, NH3 được tạo ra khi cho N2 phản ứng với H2. (Đúng)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.


Đáp án:

Cr(II) có tính khử mạnh:

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ. a) Viết các phương trình hóa học b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2Otác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ.

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.


Đáp án:

Khi cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ, đó chính là đồng kim loại.

nCu = 0,05 mol

a) Phương trình hóa học.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)

nCu = nFe = 0,05 mol.

b) Thành phần phần trăm các chất

mFe = 0,05 x 56 = 2,8g.

%Fe = (2,8.100%)/4,8 = 58,3%

%Fe2O3 = ((4,8-2,8)/4,8).100% = 41,7%

 

 

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

=> Zn có tính khử mạnh nhất

b. Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation: Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là cacbon-12 (12C hay126C)? Hãy cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử cacbon-12.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là cacbon-12 ? Hãy cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử cacbon-12.



Đáp án:

Trong tự nhiên, nguyên tố cacbon có hai đồng vị : (1,1%). Chính đồng vị đã được chọn làm cơ sở để định nghĩa đơn vị khối lượng nguyên tử, được gọi là cacbon-12 hay .

Với Z = 6 và A = 12, nguyên tử  có 6 proton, 6 nơtron ở hạt nhân và
electron ở vỏ nguyên tử.

 




Xem đáp án và giải thích
Phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân ?

Đáp án:
  • Câu A. Gly-Ala.

  • Câu B. Saccarozơ.

  • Câu C. Tristearin.

  • Câu D. Fructozơ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…