Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khi: N2,O2, NH3, Cl2 và CO2. Hãy đưa ra một thí nghiệm đơn giản để nhận ra bình đựng khi NH3.
Cách 1. Dùng đũa thủy tinh nhúng vào lọ đựng dung dịch HCl và đưa vào lần lượt các bình mất nhãn trên nếu có khói trắng xuất hiện là bính đứng khi NH3:NH3 + HCl→NH4Cl (rắn) khói trắng.
Cách 2. Dùng giấy quỳ tím tẩm nước tiếp xúc với miệng các bình khí. ở bình nào quỳ tím hóa xanh là NH3.
Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Hãy dùng một hoá chất thông thường, dễ kiếm để huỷ diệt lượng brom lỏng chẳng may bị đổ ra
Đổ vôi tôi vào để khử brom:
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu A. 3,36
Câu B. 3,12
Câu C. 2,97
Câu D. 2,76
Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Tính thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot
mNaOH (trước điện phân) = (200.10)/100 = 20 (gam).
Điện phân dung dịch NaOH thực chất là điện phân nước:
H2O → 1/2 O2 (anot) + H2 (catot) → NaOH không đổi
Dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân
⇒ mdung dịch sau điện phân = 20:25% = 80 (gam)
⇒ mnước bị điện phân = 200 – 80 = 120 (gam)
⇒ nnước = 120/18 = 20/3 mol → Voxi = (20/3). (1/2). 22,4 = 74,7 lít và VH = (20/3).22,4 = 149,3 lít.
Câu A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit.
Câu B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
Câu C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit.
Câu D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit.
Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hiđro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
a) Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa-khử.
b) Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên.
c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa - khử.
a) Số oxi hóa của nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa – khử:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Số oxi hóa của Ag tăng từ 0 đến +1
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
Số oxi hóa của Cu tăng từ 0 đến +2.
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
b) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
2Cu + 2H2S + O2 → 2CuS + 2H2O
c) Trong các phản ứng trên: chất khử là Ag, Cu còn chất oxi hóa là oxi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet