Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccarozo từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccarozo trong dung dịch nước rỉ đường.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccarozo từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccarozo trong dung dịch nước rỉ đường.


Đáp án:

  Trong môi trường kiềm cả glucozo và fructozo đều có phản ứng tráng gương:

    C6H12O6 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C6H11O7NH4 + 2Ag + 2NH4NO3

    ⇒ nsaccarozo = 1/4.nAg = 1,5.10-3 (mol)

    ⇒ %msaccarozo trong dung dịch nước rỉ đường = 5,13 %.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:  a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa. b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:

 a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa.

b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.


Đáp án:

a) Dùng quì tím: hai dung dịch làm quì tím hóa xanh là CH3CH2NH2 và CH3COONa, còn H2N-CH-COOH không làm quì tím đổi màu. Axit hóa hai dung dịch làm quì chuyển màu xanh, dung dịch cho khí có mùi dấm thoát ra là CH3COONa. Hay cho hai dung dịch tác dụng với KNO2 và HCl thì amin sẽ cho khí thoát ra: CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4

    CH3CH2NH2 + KNO2 + HCl → CH3-CH2-OH + N2 + H2O + KCl

    b) Cho vài giọt chất vào các ống nghiệm chứa nước Br2, chất nào tạo ra kết tủa trăng là C6H5NH2, chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3-CHO/ hai dung dịch còn lại tác dụng với Cu(OH)2/OH-, chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH, còn lại là: H2N-CH-COOH

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Cho Fe2O3 vào dung dịch HI dư. (2). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 (3). Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (4). Sục khí CO2 vào dung dịch nước Javen. (5). Cho kim loại Be vào H2O. (6). Sục khí Cl2 vào dung dịch nước Br2. (7). Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 nguội. (8). NO2 tác dụng với nước có mặt oxi. (9). Clo tác dụng sữa vôi (30 độ C). (10). Lấy thanh Fe ngâm trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, rồi lấy ra cho tiếp vào dung dịch HCl loãng. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là:

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 6

  • Câu C. 5

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Nguyên tố clo:

Đáp án:
  • Câu A. Chỉ bị oxi hoá.

  • Câu B. Chỉ bị khử.

  • Câu C. Không bị oxi hoá, không bị khử.

  • Câu D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?


Đáp án:

Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:

Cl2 + H2O  →  HCl  +  HClO

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch (điện cực trơ)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn m gam MSO4 (M là kim loại) vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 7,5A không đổi, trong khoảng thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây, thu được dung dịch Y và khối lượng catot tăng a gam. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch chứa KOH 1M và NaOH 1M, sinh ra 4,9 gam kết tủa. Coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám hết vào catot. Giá trị của m và a lần lượt là

Đáp án:
  • Câu A. 24 và 9,6.

  • Câu B. 32 và 4,9.

  • Câu C. 30,4 và 8,4

  • Câu D. 32 và 9,6.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…