Tính khối lượng muối khan
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2 .Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A.

    97,98.      

  • Câu B.

    38,34.      

  • Câu C.

    106,38.        

    Đáp án đúng

  • Câu D.

    34,08.

Giải thích:

Ta có : nAl= 0,46 mol

nY = 0,06 mol ; M(Y) = 18.2 = 36  => mY = 36.0,06 = 2,16

N2O : x mol ; N2 : y mol

  • 44x + 28y = 2,16 (1)
  • x + y = 0,06 (2)

từ 1,2 => x = y = 0,03 mol

Al --> Al3+  + 3e

0,46-----------1,38

2N+5  + 8e  -->  N+1

              0,24----0,03

2N+5   + 10e -->N

               0,3----0,03

Ta có : 3nAl = 1,38 > 8nN2O + 10nN2 = 0,24 + 0,3 = 0,54 

-----> có muối NH4NO3 sinh ra

m(muối) = mAl(NO3)3 + mNH4NO3 = 106,38g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không? a) Clo. b) Hiđro clorua. Hãy viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không?

a) Clo.

b) Hiđro clorua.

Hãy viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Cho hỗn hợp khí qua dung dịch KI, nếu thấy dung dịch chuyển sang màu nâu thì hỗn hợp có lẫn Cl2:

Cl2 + 2KI -> 2KCl + I2

b) Cho hỗn hợp qua dung dịch AgNO3 nếu có kết tủa trắng là hỗn hợp có HCl:

HCl + AgNO3 -> AgCl↓ + HNO3.

Xem đáp án và giải thích
Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?


Đáp án:

Số mol CuSO4 có trong dung dịch là: nCuSO4 = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

CM = 0,2/0,1 = 2 (mol/l) hay 2M

Xem đáp án và giải thích
Có 100ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là l,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%. a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng. b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 100ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là l,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.

a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.

b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?


Đáp án:

a)

mH2SO4 ban đầu = (100.1,84.98)/100 = 180,32g

Gọi lượng nước cần pha là m gam

Theo đề bài, ta có: 180,32/(1,84.100 + m) = 20%

Giải ra ta được: m = 717,6 gam vì DH2O = 1g/ml => VH2O = 717,6ml

b) 

Dùng ống đong, đong 717,6 ml nước đổ vào cốc 1 lít. Sau đó rót từ từ 100ml H2SO4 98% vào cốc đã chứa nước và khuấy đều ta thu được dung dịch H2SO4 20%

Xem đáp án và giải thích
Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

nHNO3 = 1,5. 1,00 = 1,50 (mol)

nNO = 0,3(mol)

PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

Theo pt(1) nCu = 3/2nNO = 0,45 mol

Gọi nCuO = x mol

Ta có: mhỗn hợp = mCu + mCuO = 0,45. 64 + 80x = 30,00

⇒ x = 0,015 ⇒ nCuO = 0,015 mol ⇒ mCuO = 0,015. 80 = 1,2 g

(Hoặc mCuO = 30 - 0,45. 64 = 1,2g)

Theo pt(1) nCu(NO3)2 = nCu = 0,45 mol

Theo pt(2) nCu(NO3)2 = nCuO = 0,015 mol

⇒ Tổng nCu(NO3)2 = 0,45 + 0,015 = 0,465(mol)

CMCu(NO3)2 = 0,465/1,5 = 0,31 M

Theo pt (1) nHNO3 = 4. nNO = 4. 0,3 = 1,2 mol

Theo pt (2) nHNO3 = 2. nCuO= 2. 0,015 = 0,03 mol

nHNO3 (dư)= 1,5 - 1,2 – 0,03 = 0,27(mol)

CM HNO3 = 0,27/1,5 = 0,18 M

Xem đáp án và giải thích
Khí X điều chế từ H2 và Cl2 ; khí Y điều chế bằng cách nung nóng KMnO4 ; khí Z sinh ra do phản ứng của Na2S03 với axit HCl ; khí A sinh ra khi nung đá vôi ; khí B thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí X điều chế từ H2 và Cl2 ; khí Y điều chế bằng cách nung nóng KMnO4 ; khí Z sinh ra do phản ứng của Na2S03 với axit HCl ; khí A sinh ra khi nung đá vôi ; khí B thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt.

 




Đáp án:

X là khí HCl ; Y là O2 ; Z là SO2 ; A là CO2 ; B là H2.

Dùng tàn đóm cháy dở : nhận được O2.

Dùng nước brom : nhận được SO2 ; Dùng nước vôi trong dư nhận được CO2 ; Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận được HCl ; còn lại là H2.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…