Hỗn hợp X gồm hai khí SO2 và CO2 có tỉ khối đối với H2 là 27. Tính thành phần % theo khối lượng của SO2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai khí SO2 và CO2 có tỉ khối đối với H2 là 27. Tính thành phần % theo khối lượng của SO2?


Đáp án:

Coi số mol hỗn hợp X = 1 mol.

nSO2 = x, nCO2 = y (mol)

⇒ x + y = 1

64x + 44y = 1.27.2

⇒ x = y = 0,5 (mol).

=> %mSO2 = 59,3%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 58,5 gam một chất béo có thành phần chính là những axit béo chưa bão hòa phản ứng với dung dịch iôt thì thấy cần một dung dịch chứa 9,91 gam iôt. Chỉ số iôt của mẫu chất béo trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 58,5 gam một chất béo có thành phần chính là những axit béo chưa bão hòa phản ứng với dung dịch iôt thì thấy cần một dung dịch chứa 9,91 gam iôt. Chỉ số iôt của mẫu chất béo trên?


Đáp án:

Chỉ số I2 là số gam I2 cần để cộng với 100g chất béo

⇒ Chỉ số iot là: (9,91/58,5).100 = 16,94

Xem đáp án và giải thích
Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?


Đáp án:

Đó là do ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe3O4 lấp lánh màu lam. Lớp áo màu lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt không bị gỉ và không bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxit ở nhiệt độ từ 140 đến 1500 . Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hoá hoàn toàn 4,4 gam este X (C4H8O2) thu được muối Y và dưới 2,3 gam ancol Z. Chất Y là muối của axit cacboxylic nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Xà phòng hoá hoàn toàn 4,4 gam este X (C4H8O2) thu được muối Y và dưới 2,3 gam ancol Z. Chất Y là muối của axit cacboxylic nào?

Đáp án:

RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH
0,05-------------------------------- 0,05 mol
mZ= 0,05.MZ< 2,3 nên MZ< 46 hay Z là CH3OH và X là C2H5COOCH3 nên axit tạo muối Y là C2H5COOH

Xem đáp án và giải thích
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: a) Liên kết ion. b) Liên kết cộng hóa trị không cực. c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:

a) Liên kết ion.

b) Liên kết cộng hóa trị không cực.

c) Liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận electron
Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…