Phản ứng tráng bạc được sử dụng trong công nghiệp sản suất gương, ruột phích. Hóa chất được dùng để thực hiện phản ứng này là:
Câu A. Saccarozơ.
Câu B. Andehit axetic.
Câu C. Glucozơ. Đáp án đúng
Câu D. Andehit fomic.
Chọn C - Trong công nghiệp: glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc).
Cho glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 70%. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (d = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa các muối có tổng nồng độ là 12,27%. Tính khối lượng glucozơ đã dùng?
Hấp thụ CO2 vào dung dịch NaOH
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
nNaHCO3 = a mol, nNa2CO3 = b mol.
nNaOH = a + 2b = 1 × 2 = 2 mol. (1)
mCO2 = (a + b) × 44 gam.
mdung dịch = mCO2 + mdd NaOH = 44(a + b) + 1000 × 1,05 = 44(a + b) + 1050 gam.
mNaHCO3 = 84a gam; mNa2CO3 = 106b gam.
C%NaHCO3 + C%Na2CO3 = (84a + 106b) : (44(a + b) + 1050)
Từ (1) và (2) ⇒ nNaHCO3 = 1mol; nNa2CO3 = 0,5 mol.
∑nCO2 = a + b = 1 + 0,5 = 1,5 mol.
1C6H12O6 → 2CO2
Theo phương trình nC6H12O6 lý thuyết = 0,5nCO2 = 0,5.1,5 = 0,75 mol
mC6H12O6 lý thuyết = 0,75 × 180 = 135 gam.
Mà H = 70% ⇒ mC6H12O6 thực tế = mC6H12O6 lý thuyết: H = 135: 70% = 192,86 gam.
Hãy giải thích vì sao.
a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2?
b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?
a) Trong hợp chất OF2: oxi có 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử F, F có độ
âm điện 3,98 lớn hơn độ âm điện của oxi 3,44 vì vậy số oxi hóa của O là +2.
b) Trong hợp chất SO2: lưu huỳnh có 4 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử O, vì lưu huỳnh có độ âm điện 2,58 nhỏ hơn độ âm điện của oxi 3,44. Vì vậy, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4.
Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là gì?
Al là kim loại mạnh nhất nên Al sẽ phản ứng đầu tiên → Al sẽ bị hòa tan hết → 3 kim loại thu được là Ag, Cu và Fe dư.
Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc).
Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H2 (đktc).
Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H2 (đktc).
Giá trị của m là
Gọi số mol Al, Fe, Ba ban đầu là 3x, 3y, 3z mol
Mỗi phần có x, y, z mol mỗi KL Nhận thấy VH2 (phần 2) >VH2 (phần 1)
Chứng tỏ ở phần 1, Al dư, Ba(OH)2 hết, số mol các sản phẩm tính theo Ba(OH)2
- Phần 1:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
→ z + 3z = nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol
→ z = 0,01 mol
→ nBa = 0,01 mol
- Phần 2:
Ta có: nNaOH = 0, 05 mol; nH2 = 0, 07 mol
2Al + 2NaOH → 2H2O + 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (2)
Số mol KL mỗi phần đều bằng nBa = 0,01 mol
→ nH2(2) = 0,01 mol
Tổng nH2= 0,07 mol
→ nH2(1) = 0,06 mol
→ x = nAl = (⅔).0,06 = 0,04 mol
- Phần 3:
Ta có: nH2 = 0,1 mol
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2 → nH2 = 0,01 mol
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 → nH2 = 0,06 mol
Fe + 2HCl + FeCl2 + H2 (3)
→ nH2 (3) = 0,03 mol = nFe
Vậy mỗi phần có chứa: Al: 0,04 mol; Fe : 0, 03 mol; Ba : 0,01 mol
Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?
mbình (1) tăng = mH2O = 7,2 gam ⇒ mH = 0,8 gam
mbình (2) tăng = mCO2 = 17,6 ⇒ mC = 4,8 gam
⇒ mO = mX – mO – mC = 3,2 gam ⇒ %mO = 36,36%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet