Câu A. 30,46
Câu B. 12,22
Câu C. 28,86 Đáp án đúng
Câu D. 24,02
TH1 : Cl2 phản ứng với Br- trước. Khi đó dung dịch sau phản ứng gồm Fe2+ (0,06 mol), Cl- (0,04 mol) và Br- (0,08 mol) - Cho A tác dụng với AgNO3 thì : nAg = nFe2+ = 0,06 mol; nAgCl = 0,04 mol; nAgBr = 0,08 mol. → Vậy m↓ = 188nAgBr + 143,5nAgCl + 108nAg = 27,26 gam. TH2 : Cl2 phản ứng với Fe2+ trước. Khi đó dung dịch sau phản ứng gồm Fe2+ (0,02 mol), Fe3+ (0,04 mol) Cl- (0,04 mol) và Br- (0,12 mol) - Cho A tác dụng với AgNO3 thì : nAg = nFe2+ = 0,02 mol; nAgCl = 0,04 mol; nAgBr = 0,12 mol. → Vậy m↓ = 188nAgBr + 143,5nAgCl + 108nAg = 30,46 gam. → Suy ra 27,26 < m↓ < 30,46.
Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là:
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 1
Cho một lượng tristearin (triglixerit của axit stearic với glixerol) vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp ; đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất ; để nguội hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hồn hợp tách thành hai lớp : phía trên là chất rắn màu trẵng, dưới là chất lỏng. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.
Sản phẩm của phản ứng tan được trong nước nên thu được chất lỏng đồng nhất. Khi để nguội và thêm muối ăn vào hỗn hợp thì muối natri stearat nổi lên trên do nó nhẹ hơn lớp chất lỏng phía dưới. Muối ăn thêm vào nhằm làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của muối natri stearat.
Magie clorua là gì?
Magie clorua là tên của hợp chất hóa học với công thức MgCl2 và hàng loạt muối ngậm nước MgCl2. (H2O)x của nó.
- Công thức phân tử: MgCl2
- Công thức cấu tạo: Cl-Mg-Cl
Biến đổi hóa học nào là do Al(OH)3 có tính axit?
Câu A. Al(OH)3 (r) → Al3+(dd)
Câu B. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)
Câu C. Al(OH)3 (r) → [AL(OH)4]- (dd)
Câu D. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)→ Al(r)
Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.
a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
a. Nhận biết Al, Mg , Ca, Na
- Cho nước vào 4 mẫu thử:
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là Na
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục là Ca
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
+ Hai mẫu thử không tan trong nước là Al và Mg
- Hai kim loại không tan trong nước ta cho dung dịch NaOH vào, kim loại nào phản ứng có khí bay ra là Al, còn lại là Mg
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, AlCl3
Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử:
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan là : AlCl3.
+ Mẫu thử nào dung dịch có vẩn đục là CaCl2
+ Mẫu thử nào dung dịch trong suốt là NaCl.
PTHH:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
CaCl2 + 2NaOH → Ca(OH)2 + 2NaCl
c. Nhận biết các chất bột CaO, MgO, Al2O3
Cho nước vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào tan trong nước là CaO, hai mẫu thử không tan trong nước là MgO và Al2O3
CaO + H2O → Ca(OH)2
Lấy Ca(OH)2 ở trên cho vào 2 mẫu thử không tan trong nước. Mẫu thử nào tan ra là Al2O3, còn lại là MgO
Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet