Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 2

Giải thích:

Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, AgCl → Chọn C.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH

    - Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.

- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.

    Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    - Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.

    Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.

    AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.

    FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.

    MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?


Đáp án:

Trong tự nhiên n­ước ở một số vùng là n­ước cứng tạm thời, là nư­ớc có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

Ca(HCO3)2    → CaCO3   +     CO2   +   H2O

Mg(HCO3)2   →   MgCO3   +     CO2   +   H2O

CaCO3, MgCOsinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 l­ượng dấm (CH3COOH 5%) và rư­ợu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.

Xem đáp án và giải thích
Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu? Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau: CuO + H2  --t0-->  Cu + H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?

Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau:

CuO + H2  --t0-->  Cu + H2O


Đáp án:

Gọi a là số mol CuO phản ứng:

CuO + H--t0--> Cu + H2O

a           a               a          a  mol

Ta có nCuO bđ = 20 : 80 = 0,25 mol

→ nCuO dư = 0,25 – a mol

Theo đề bài, ta có:

mchất rắn = mCu + mCuO dư hay 16,8 = 64a + 80.(0,25 – a)

→ a = 0,2 mol; mCuO pư = 0,2.80 = 16 gam.

Vậy hiệu suất phản ứng: H = mtt/mlt .100% =  80%

Xem đáp án và giải thích
Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ 6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2 Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ

6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2

Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?


Đáp án:

1 phút 1 cây xanh hấp thụ được 0,2.10000 = 2000 (J)

nGlucose cần tạo ra = 0,2 (mol) ⇒ cần năng lượng = 0,2 × 2813 = 562,6 ( kJ)

⇒ thời gian cần thiết = 562,6 × 1000: 2000 = 281,3 (phút) = 4 giờ 41 phút

Xem đáp án và giải thích
Tổng hệ số cân bằng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình phản ứng sau: FeCl2 + HNO3 ⟶ H2O + HCl + NO2 + Fe(NO3)3 Tổng hệ số của các chất sản phẩm tạo thành là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 8

  • Câu C. 10

  • Câu D. 12

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…