Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.


Đáp án:

Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là x, y (trong 100 ml dung dịch A)

A + HCl : C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)

Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295 : 129,5 = 0,01 (mol)

A + dd Br2:

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr (2)

C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ + 3HBr (3)

Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:

nHBr = (300 x 3,2%) : 160 = 0,06 (mol) => 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol

CM anilin = CM phenol = 0,01 : 0,1 = 0,1 M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tại sao hiện nay DDT không được dùng làm chất bảo vệ thực vật (diệt cỏ kích thích sinh trưởng) ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hiện nay DDT không được dùng làm chất bảo vệ thực vật (diệt cỏ kích thích sinh trưởng) ?



Đáp án:

DDT có hoạt tính cao, tuy nhiên nó lại bền vững, phân hủy chậm. Dư lượng hoá chất trên sản phẩm dễ gây nguy hiểm.


Xem đáp án và giải thích
Bằng những phương pháp nào người ta có thể điều chế Cu từ dung dịch Cu(NO3)2, Ca từ dung dịch CaCl2? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những phương pháp nào người ta có thể điều chế Cu từ dung dịch Cu(NO3)2, Ca từ dung dịch CaCl2? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.

TN: Cho bào ống nghiệm 2 đến 3 mẩu CaC2. Nhỏ tử từ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra bằng pp đẩy nước

Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.

Giải thích, PTHH: Vì CaC2 tác dụng với H2O

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.

Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.

2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.

1. Tác dụng với dung dịch brom.

TN: Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đụng 2ml dd brom

Hiện tượng: Dung dịch brom có màu vàng cam sau đó nhạt dần.

Giải thích: Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu.

PTHH: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.

2. Tác dụng với oxi phản ứng cháy.

TN: Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra

Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa sáng phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Giải thích: Vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O

PTHH: 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O.

3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen

Tiến hành TN: Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Để yên và quan sát

Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lặc kĩ và quan sát

Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.

Khi cho vài giọt dd Brom vào ông nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.

Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Làm bay hơi 3,7 gam este nó chiếm thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện. Este trên có số đồng phân là: (cho C=12; H=1; O=16)


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao: a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC). b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao:

a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC).

b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).


Đáp án:

a) propan -2-ol tạo được liên kết hidro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao.

Propanal không tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng do sự phân cực liên kết CO nên có nhiệt độ sôi trung bình.

2-metylpropen không tạo được liên kết hidro liên phân tử, không phân cực nên có nhiệt độ sôi thấp nhất.

b) anđêhit fomic (HCHO) tan tốt hơn so với etan CH3-CH3 vì HCHO tạo được liên kết hidro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…