Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
Câu A. 17,28.
Câu B. 21,60. Đáp án đúng
Câu C. 19,44.
Câu D. 8,90.
Phương pháp : -Bảo toàn e -Kim loại phản ứng với HNO3 tạo sản phẩm khử thì áp dụng : Công thức : ne = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 Có : MX = 36g , nX = 0,24 mol => nN2 = nN2O = 0,12 mol Al sẽ chuyển hết thành Al(NO3)3 => nAl(NO3)3 = nAl = m/27 (mol) => mAl(NO3)3 = 7,89m < 8m => có NH4NO3 => nNH4NO3 = m/720 (mol) Bảo toàn e : 3nAl = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 => 3.m/27 = 8.0,12 + 10.0,12 + 8.m/720 => m = 21,6g Đáp án B
Hãy giải thích vì sao.
a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2?
b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?
a) Trong hợp chất OF2: oxi có 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử F, F có độ
âm điện 3,98 lớn hơn độ âm điện của oxi 3,44 vì vậy số oxi hóa của O là +2.
b) Trong hợp chất SO2: lưu huỳnh có 4 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử O, vì lưu huỳnh có độ âm điện 2,58 nhỏ hơn độ âm điện của oxi 3,44. Vì vậy, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4.
Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là bao nhiêu?
Đặt số mol HCl và H2SO4 lần lượt là x và y
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
Phản ứng tạo kết tủa: Ba2+ + SO42- → BaSO4
Ta có: nH+ = nOH- ⇒ x + 2y = 0,2
nBaSO4 = 0,05 mol, nBa(OH)2 = 0,06 mol
⇒ Ba2+ dư sau phản ứng, SO42- đã kết tủa hết
⇒ y = nBaSO4 ⇒ x = 0,1 mol
CHCl = 0,1.36.5 / 100 = 3,56%
Câu A. Trong phản ứng este hóa từ ancol và axit, phân tử nước có nguồn gốc từ nhóm –OH của axit cacboxylic.
Câu B. Không thể điều chế được phenyl axetat từ phenol và axit axetic.
Câu C. Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.
Câu D. Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.
Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là:
Câu A. etanmetanamin
Câu B. propanamin
Câu C. etylmetylamin
Câu D. propylamin
Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.
Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.
Gọi hóa trị của các chất cần tính là a. Ta có:
- Cu(OH)2 1.a = I x 2 ⇒ a = II
Hay Cu có hóa trị II.
- PCl5 1.a = I x 5 ⇒ a = V
Hay P có hóa trị V.
- SiO2 1.a = II x 2 ⇒ a = IV
Hay Si có hóa trị IV.
- Fe(NO3)3 1.a = I x 3 ⇒ a = III
Hay Fe có hóa trị III.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet