Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.


Đáp án:

Hai thí dụ vật thể tự nhiên: Các vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau: thân cây mía, khí quyển.

Hai thí dụ vật thể nhân tạo: Các vật thể nhân tạo được làm vật liệu do quá trình gia công chế biến tạo nên: cốc thủy tinh, thau mủ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH (đã học ở lớp 9) hãy viết Phương trình hóa học khí cho CH3-CH=CH-CH3 và CH3 C≡C-CH3 tác dụng với Br2,H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hai hợp chất trên đã gây nên các phản ứng đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH (đã học ở lớp 9) hãy viết Phương trình hóa học khí cho CH3-CH=CH-CH3 và CH3 C≡C-CH3 tác dụng với Br2,H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hai hợp chất trên đã gây nên các phản ứng đó.


Đáp án:

Phản ứng của CH3-CH=CH-CH3

CH3-CH=CH-CH3 + Br2→CH3-CHBr-CHBr-CH3

CH3-CH=CH-CH3 + H2  --Ni, t0--> CH3-CH2-CH2-CH3

Phản ứng của CH3 C≡C-CH3

CH3 C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CHBr2-CHBr2-CH3

CH3 C≡C-CH3 + 2H2   --Ni, t0-->  CH3-CH2-CH2-CH3

 

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là


Đáp án:

CTPT các chất trong M gồm: C2H7N; C3H7N; C3H10N2 và C3H9N.

Tính ra số mol mỗi chất trong M đều có sự đặc biệt riêng. Thật vậy:

trước hết đốt 0,25 mol M cần 1,15 mol O2 thu 0,65 mol CO2 + 1,0 mol H2O + 0,15 mol N2.

→ mM = 0,65 × 12 + 2 + 0,15 × 28 = 14,0 gam.

YTHH 01: bảo toàn C

→ ncụm C2 = (0,25 × 3 – 0,65) = 0,1 mol

→ %mC2H5NH2 trong M ≈ 32,14%.

Xem đáp án và giải thích
Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.


Đáp án:

số mol FeCl2 là n = 0,25 . 0,4 = 0,1 (mol)

gọi x là số mol Fe phản ứng

khối lượng kim loại tăng là Δm = mA - mFe = Ax – 56x = 0,8

x = 0,1 → A.0,1 – 56.0,1 = 0,8 → A = 64. A là Cu

số mol Cu là nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)

số mol CuCl2 → n(CuCl2) = nCu = 0,2 (mol)

nồng độ mol/l CuCl2 là C(M(CuCl2)) = 0,2/0,4 = 0,5 M

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau : a)  AgNO3 và Pb(NO3)2. b)   AgNO3 và Cu(NO3)2. c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :

a)  AgNO3 và Pb(NO3)2.

b)   AgNO3 và Cu(NO3)2.

c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.

 


Đáp án:

a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.

b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.

c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại. Tìm m?


Đáp án:

Cho bột Fe vào dung dịch chứa Ag+ và Cu2+, thu được kết tủa gồm 2 kim loại. Suy ra kết tủa gồm Ag, Cu, dung dịch có Fe2+, Cu2+ dư

Fe + 2Ag+      --> Fe2+ 2Ag

0,1     0,2                          0,2

Fe  + Cu2+      --> Fe2+  + Cu

x        x                                  x

m = 56(0,1 + x) & 2,5m = 0,2.108 + 64x

=> x = 0,1 (thoả mãn 0 < x < 0,15)

m = 11,2 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…