1. Thí nghiệm 1: Điều chế Clo. Tẩy màu của khí clo ẩm
- Tiến hành TN:
+ Lắp thí nghiệm như hình vẽ: Lấy vào ống nghiệm 1 lượng nhỏ KClO3, kẹp 1 miếng giấy màu ẩm phía trên miệng ống nghiệm.
+ Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl đặc vào ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng:
- Hiện tượng: Có khí màu vàng thoát ra, giấy mầu ẩm mất màu
- Giải thích: KClO3 đã oxi hóa Cl- trong HCl thành Cl2. Cl2 có tính tẩy màu nên làm mất màu giấy màu ẩm.
PTHH: KClO3 + 6HCl → KCl + 3H2O + 3Cl2
2. Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot
- Tiến hành TN: Lấy vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: dung dịch NaCl; ống 2: dung dịch NaBr và ống 3: dung dịch NaI
∗ Lần 1: Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo, lắc nhẹ
- Hiện tượng:
Ống 1: Không có hiện tượng gì
Ống 2: Dung dịch có màu đỏ nâu
Ống 3: Dung dịch có chất rắn màu tím ở đáy ống nghiệm
- Giải thích: Cl2 đã oxi hóa ion Br- thành Br2 (màu đỏ nâu) và I- thành I2 (chất rắn màu tím)
PTHH: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
- Kết luận: Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot.
∗ Lần 2: Làm lại thí nghiệm trên thay nước clo bằng nước brom
- Hiện tượng:
Ống 1, ống 2: Không có hiện tượng gì
Ống 3: Dung dịch có 1 lớp màu tím lắng xuống đáy ống nghiệm
- Giải thích: Br2 đã oxi hóa I- ở ống 3 thành I2 ( màu tím)
Br2 không oxi hóa được Cl-.
PTHH: Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Kết luận: Brom có tính oxi hóa mạnh hơn Iot và yếu hơn clo.
+ Lần 3: Làm lại thí nghiệm với nước iot.
Cả 3 ống nghiệm không có hiện tượng gì.
- Giải thích: I2 không oxi hóa được Cl- và Br-
- Kết luận: Iot có tính oxi hóa yếu hơn clo và brom.
3. Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột
- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm 1 lượng nhỏ hồ tinh bột. Nhỏ 1 giọt nước iot vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu xanh.
- Giải thích: Iot tạo thành với hồ tinh bột 1 chất màu xanh.
Do đó hồ tinh bột được dùng để nhận biết iot.
Đốt cháy 1,6g chất M cần 6,4g khí O2 và thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9. Tính khối lượng của CO2 và H2O
Gọi khối lượng CO2 là a gam; khối lượng H2O là b gam.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mM + mO2 = mCO2 + mH2O
⇒ a + b = 1,6 + 6,4 = 8 (1)
Theo bài ra, tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9 nên 9a = 11b (2)
Từ (1) và (2) giải được a = 4,4 và b = 3,6
Vậy khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 4,4 gam và 3,6 gam.
Clo hóa poli (vinyl clorua) (PVC) trong điều kiện thích hợp, thu được một loại polime mới, trong đó clo chiếm 62,39% theo khối lượng. Số mắt xích PVC trung bình đã phản ứng với 1 phân tử Cl2 là
Trung bình k mắt xích C2H3Cl tác dụng với 1 Cl2 => sản phẩm C2kH3k-1Clk+1
=> %Cl = ((35,5(k + 1)).100%) : (62,5k + 34,5) = 62,39%
=> k = 4
Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
a) Vì dA/không khí = 2,07 ⇒ MA = 2,07.29 = 60
(vì Mkhông khí = 29)
b) Ta có:
nO2 = nX = 1,76/32 = 0,055 mol;
=> MX = 3,3 : 0,055 = 60
Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
Số mol P tham gia phản ứng là: nP = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
4P + 5O2 --t0--> 2P2O5
4 → 5 mol
0,1 → 0,125 (mol)
Theo phương trình: nO2 = 0,125 mol
Thể tích của oxi (đktc) cần dùng là:
VO2 = 22,4.nO2 = 22,4 . 0,125 = 2,8 lít
Một dung dịch có [OH- ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là gì?
- Từ [OH-]= 1,5.10-5 (M) suy ra:
Vậy môi trường của dung dịch là kiềm.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB