Giá trị của a gam muối
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là

Đáp án:
  • Câu A. 4,87.

  • Câu B. 9,74.

  • Câu C. 8,34. Đáp án đúng

  • Câu D. 7,63.

Giải thích:

Chọn C. - Gọi a là số mol trong 4,03 gam X. Khi đốt cháy 4,03 gam X, ta có: nCO2 = nCaCO3 = 0,255 mol. mà mdd giảm = m↓ - (44nCO2 + 18nH2O) => nH2O = 0,245 mol. - Lại có: mX = 12nCO2 + 2nH2O + 16nO => 12.0,255 + 2.0,245 + 16.6a = 4,03 => a = 0,005 mol. - Trong 8,06 gam X có: nX = 2a = 0,01 mol. BTKL => m muối = mX + 40nNaOH - 92nC3H5(OH)3 = 8,34 gam trong đó mX = 8,06 gam; nNaOH = 0,03 mol; nC3H5(OH)3 = 0,01 mol,

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nồng độ dung dịch glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

Đáp án:
  • Câu A. 0,02M

  • Câu B. 0,20M

  • Câu C. 0,1M

  • Câu D. 0,01M

Xem đáp án và giải thích
Cho 10 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch X là bao nhiêu?


Đáp án:

H+ + OH- → H2O

Ta có: ⇒ V = 20 ml.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được? a) Không có hiện tượng nào xảy ra. b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi. c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần. d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan. Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a) Không có hiện tượng nào xảy ra.

b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.


Đáp án:

Câu c đúng.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.

Chú ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng.

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu và tỉ lệ nFe : nCu = 8 : 6 tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,52 gam (kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu và tỉ lệ nFe : nCu = 8 : 6 tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,52 gam (kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là


Đáp án:

Giải

Ta có: 8x.56 + 6x.64 = 8,32 => 832x = 8,32 => x = 0,01

=>nFe = 0,01.8 = 0,08 mol ; nCu = 0,01.6 = 0,06 mol

4HNO3 + 3e → 3NO3- + NO + 2H2O

0,4----------------0,3-------0,1

Ta có: 2nFe + 2nCu = 0,28 < 3nNO = 0,3 < 3nFe + 2nCu = 0,36

=>kim loại và axit đều hết

=> Sản phẩm tạo thành gồm Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+

=> nCu2+ = 0,06 mol ; nFe2+ = a mol ; nFe3+ = b mol

Ta có: a + b = 0,08 (1)

BT e ta có: 2nFe2+ + 3nFe3+ + 2nCu2+ = 3.nNO

=> 2a + 3b + 2.0,06 = 3.0,1 = 0,3

=> 2a + 3b = 0,18 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,06 mol và b = 0,02 mol

nFe2+ pư = nFe = (5,54 – 64.0,06) : 56 = 0,03

BT e ta có : ne =  nFe3+   + 2nFe2+ + + 2nCu2+ = 0,02 + 0,03.2 + 2.0,06 = 0,2 mol

ne = It/ F => t = (ne.F) : I = (0,2.96500) : 9,65 = 2000s

Xem đáp án và giải thích
Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn. C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe. E. Mg, K, Cu, Al, Fe.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

E. Mg, K, Cu, Al, Fe.


Đáp án:

Chỉ có dãy C gồm các kim loại: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…