Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.


Đáp án:

Các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:

1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại, các chất này không cho kim loại tiếp xúc.

2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn, ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc ...

Em đã sơn cánh cửa sắt, bôi mỡ lên ổ khóa để bảo vệ đồ dùng trong gia đình.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A. a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A. b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.

a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.

b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Ta có: nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 58 / 250 = 0,232 mol.

C(CuSO4) = 0,232 / 0,5 = 0,464M.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

nFe= nCuSO4 = 0,232 mol.

mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Số electron trong các ion sau: NO3‒ , NH4+ , HCO3‒ , H+ , SO4(2‒) theo thứ tự là: 32, 10, 32, 0, 50. (2). Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất không mang điện. (3). Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích dương. (4). Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích âm. (5). Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất có thể mang điện hoặc không mang điện. (6). Các ion Al3+ , Mg2 , Na+ , F- ,O2- có cùng số electron và cấu hình electron. (7). Các electron thuộc các lớp K, L, M, N trong nguyên tử khác nhau về độ bền liên kết với hạt nhân và năng lượng trung bình của các electron. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong dung dịch H2N-CH2-COOH tồn tại chủ yếu ở dạng :


Đáp án:
  • Câu A. Anion

  • Câu B. Cation

  • Câu C. Phân tử trung hòa

  • Câu D. Ion lưỡng cực

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm 2 este của 1 ancol no, đơn chức và 2 axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hòan toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dd NaOH 20% đến Phản ứng hòan toàn, rồi cô cạn dd sau Phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 2 este của 1 ancol no, đơn chức và 2 axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hòan toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dd NaOH 20% đến Phản ứng hòan toàn, rồi cô cạn dd sau Phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu.


Đáp án:

Do X là hỗn hợp 2 este mạch hở của cùng một ancol no, đơn chức và hai axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp nên các este trong X đều là este no, đơn chức, mạch hở.

Gọi công thức chung của 2 este là CnH2nO2

*Xét phản ứng đốt cháy X: nO2 = 6,16 : 22,4 = 0,275 mol

CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O

0,1                 0,275

→0,1.(3n−2)/2 = 0,275 → n =2,5  => 2 este là HCOOCH3 (a mol) và CH3COOCH3 (b mol)

+ nX = a + b = 0,1

+ Số C trung bình: n = (2a + 3b)/0,1 = 2,5

Giải hệ thu được: a = b = 0,05

*Xét phản ứng của X với NaOH:

mNaOH = 50.20% = 10 gam => nNaOH = 0,25 mol

Do nNaOH > neste => NaOH dư

Vậy chất rắn thu được gồm:

HCOONa: 0,05 mol

CH3COONa: 0,05 mol

NaOH dư: 0,25 - 0,1 = 0,15 mol

=> m chất rắn = 0,05.68 + 0,05.82 + 0,15.40 = 13,5 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?


Đáp án:

 Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như magie clorua …, Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…