Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+.
O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa + 1
⇒ Số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion là:
CO2: x + 2.(-2) = 0 ⇒ x = 4 ⇒ C có số oxi hóa +4 trong CO2
H2O: H có số oxi hóa +1, O có số oxi hóa -2.
SO3: x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = 6 ⇒ S có số oxi hóa +6 trong SO3
NH3: x + 3.1 = 0 ⇒ x = -3 ⇒ N có số oxi hóa -3 trong NH3
NO: x + 1.(-2) = 0 ⇒ x = 2 ⇒ N có số oxi hóa +2 trong NO
NO2: x + 2.(-2) = 0 ⇒ x = 4 ⇒ N có số oxi hóa +4 trong NO2
Cu2+ có số oxi hóa là +2.
Na+ có số oxi hóa là +1.
Fe2+ có số oxi hóa là +2.
Fe3+ có số oxi hóa là +3.
Al3+ có số oxi hóa là +3.
Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.
a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.
d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.
e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
b.Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
c.Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.
Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3↓
e.Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].
Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra
2NaAlO2 + 2HCl + 2H2O → 2NaCl + 2Al(OH)3↓
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
Thủy phân hoàn toàn 14,6g một đipeptit thiên nhiên X bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm trong đó có 11,1g một muối chứa 20,72% Na về khối lượng. Tìm công thức của X
Muối chứa 20,72% Na về khối lượng có PTK là
M muối = 23/0,272 = 111
nmuối = 0,1 mol; Mdipeptit = 146 .
Gọi các aminoaxit còn lại là Z
⇒ 146 = MAla + MaminoaxitZ - 18
⇒ MZ = 75 (Gly)
do vậy X là: H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH(Ala - Gly)
hoặc H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH. ( Gly - Ala)
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 8
Câu D. 6
Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ:
a) hai đơn chất.
b) hai hợp chất.
c) một đơn chất và một hợp chất.
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng tạo muối.
a) Từ hai đơn chất: Fe + S → FeS ; 2Na + Cl2 → 2NaCl
b) Từ hai hợp chất: HCl + KOH → KCl + H2O ; K2O + CO2 → K2CO3
c) Từ một đơn chất và một hợp chất: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 +3H2O
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
Ở phản ứng a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Ở phản ứng b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C?
A. Có cùng thành phần hạt nhân.
B. Có cùng khối lượng hạt nhân.
C. Có cùng điện tích hạt nhân.
C. Có cùng điện tích hạt nhân.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet