Nguyên tử của nguyên tố X có 21 electron. Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị, điện tích của ion này là?
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d14s2
Vậy nguyên tử X có 3 electron hóa trị (trên phân lớp 3d và 4s). Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị này thì điện tích ion là 3+ .
Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là gì?
Quy đổi hỗn hợp về Fe (x mol) và O (y mol)
⇒ 56x + 16y = 11,36 mol (1)
Bảo toàn e: 3nFe = 2nO + 3 nNO
⇒ 3x – 2y = 0,18 (2)
⇒ Từ (1)(2) ⇒ x = 0,16; y = 0,15
NO3- = ne cho = 3nFe = 0,48
mmuối = mFe + mNO3- = 0,16.56 + 0,48.62 = 38,72g
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách).
a) Etilen tác dụng với hiđro có Ni làm xúc tác và đun nóng.
b) Đun nóng axetilen ở 600oC với bột than làm xúc tác thu được benzen.
c) Dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí chuyển thành dung dịch axit axetic (giấm ăn).
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit axetic, metyl axetat, metyl fomat. Cho m gam hỗn hợp E (oxi chiếm 41,2% khối lượng) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,396 gam muối khan và 8,384 gam ancol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Hỗn hợp E gồm 2 axit (a mol) và 2 este (b mol) với b =
Ta có: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
C15H31COOH + NaOH → C15H31COONa + H2O
=>RCOOH + NaOH →RCOONa + H2O
a--------------a------------a------------a
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COOH + CH3OH
HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH
=>R’COOCH3 + NaOH → R’COONa + CH3OH
0,262----------0,262---------------------------0,262
BTKL ta có: m + 40.(a + 0,262) = 37,396 + 8,384 + 18a
→ 22a + m = 35,3
Ta lại có : %mO = (16.2.(a + 0,262))/m = 41,2/100 = 0,412
→ 32a + 8,384 = 0,412m → 32a – 0,412m = -8,384
→ a = 0,15 mol và m = 32g
Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)
a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:
CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O
Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?
b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:
CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2
và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.
c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).
a)
2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
2 Cr+3 --> Cr+6 + 3e Cr+3: chất khử
3 2Cl2 + 2e ---> 2Cl- Cl2: chất oxi hóa
b)
2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2
2 Cr+3 ---> Cr+2 + e Cr+3: chất oxi hóa
3 2Zn - 2e ---> 2Zn2+ Zn: chất khử
Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)
Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)
Vì sao gạo nếp nấu lại dẻo?
Tinh bột là hỗn hợp của 2 thành phần amilozo và amilopectit. Amilozo tan được trong nước, còn amilopectit không tan trong nước, trong nước nóng tạo hồ tinh bột, quyết định độ dẻo của tinh bột.
Tinh bột có trong gạo tẻ, ngô tẻ có hàm lượng amilopectit cao chiếm 80%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ thường có độ dẻo bình thường .Tinh bột có trong gạo nếp, ngô có hàm lượng amilopectit rất cao chiếm 90%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo nếp, ngô thường dẻo hơn nhiều so với cơm gạo tẻ, ngô tẻ.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB