Thủy phân 51,3 gam mantozo trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. ChoY tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là:
Câu A. 58,82
Câu B. 58,32 Đáp án đúng
Câu C. 51,32
Câu D. 51,82
1 mol mantozo thủy phân tạo 2 mol glucozo Vì hiệu suất phản ứng chỉ là 80% ® nGlucozo = 0,24mol; nMantozo = 0,3mol, Khi phản ứng với AgNO3/NH3 : 1 mol Glucozo ⟶ 2 mol Ag 1 mol Mantozo ⟶ 2 mol Ag; Ag glucozo mantozo; nAg = 2nGlu + 2nMan = 0,54 mol. Þ m = 58,32g
Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm: Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Bọt khí hidro thoát ra ít và chậm do H2 sinh ra trên bề mặt lá kẽm cản trở phản ứng. Khi thêm CuSO4: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Cu được giải phóng bám trên viên kẽm hình thành cặp pin điện hóa Zn – Cu trong đó
Zn là cực âm và bị ăn mòn Zn → Zn2+ + 2e
Electron đến cực dương là Cu, tại đây 2H+ + 2e → H2
Bọt khí hidro thoát ra ở cực dương nhiều và liên tục
Một nguyên tố thuộc khối các nguyên tố s haowcj p có 4 lớp electron, biết rằng lớp ngoài cùng có 4 electron. Nguyên tố này là gì?
Nếu lớp ngoài cùng có 4e ⇒ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p2 .
⇒ Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố này là: 1s22s22p63s23p63d104s24p2 .
Nguyên tố 32Ge .
Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên? (Xem bài tập 3, thuộc Bài 15, SGK; khi đun nóng kim loại đồng (Cu) cũng có phản ứng tương tự kim loại magie (Mg). Vì sao?
Vì khi đun nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hóa hớp với oxi tạo ra chất mới nên khối lượng tăng. (khối lượng sau gồm khối lượng miếng đồng ban đầu + khối lượng oxi phản ứng)
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ca2+, Al3+, Fe. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt amoni thioxianat NH4SCN thấy dung dịch nhuốm màu đỏ máu ⇒ có Fe3+.
Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3 mầu đỏ.
Nhỏ từng giọt NaOH vào dung dịch thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu lẫn với kết tủa trắng, lọc lấy kết tủa, tiếp tục nhỏ NaOH thấy lượng kết tủa giảm dần. cuối cùng chỉ còn lại kết tủa nâu ⇒ có Al3+.
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 màu nâu
Al3+ + 3 OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- →[Al(OH)4]-
Dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa đem axit hóa đến môi trường pH từ 4 → 5 rồi nhỏ vào đó dung dịch (NH4)2C2O4 thấy có xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Có Ca2+
Ca2+ + C2O42- → CaC2O4 ↓
Vậy dung dịch ban đầu có Fe3+, Al3+, Ca2+.
Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohidrat X thu được 5,28 gam CO2 và 1,98g H2O.Tìm công thức phân tử của X, biết rằng tỉ lệ khối lượng H và O trong A là: mH: mO = 0,125 :1
Đặt công thức phân tử của cacbohidrat X là CxHyOz
Từ lập luận trên ta có: x = 12; y = 22
Theo đề bài: mH/mO = 0,125 với y=22
22/mH = 0,125; mO = 22/0,125 = 176 ⇒ nO = 176/16 = 11.
Công thức phân tử X: C12H22O11
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet