a. Hãy phân biệt các khái niệm: lipit, chất béo, dầu ăn, mỡ ăn
b. Về mặt hóa học dầu mỡ ăn khác dầu mỡ bôi trơn máy như thế nào?
a. Các khái niệm
- Lipit: Là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi không phân cực. Litpit chất béo, sáp, steroit, photpho lipit,...
- Chất béo (một trong các loại lipit): là trieste của glixerol với các axit có mạch cacbon dài không phân nhánh (các axit béo). Chất béo còn gọi là triglixerit.
- Dầu ăn (một loại chất béo): là các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no
- Mỡ ăn (một loại chất béo): Là các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no
b. Về mặt hóa học dầu, mỡ ăn có bản chất khác hoàn toàn với dầu mỡ bôi trơn máy:
- Dầu mỡ ăn là các triglixerit (chất béo) thuộc loại este đa chức, được tạo từ glixerol và các axit béo
- Dầu mỡ bôi trơn máy là hỗn hợp các hidrocacbon rắn
Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.
c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên
a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học
c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Xác định chất tan trong dung dịch X?
Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng
Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+
Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.
Đi từ 150 gam tinh bột sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 46o bằng phương pháp lên men ancol? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81% và d = 0,8 g/ml.
C6H10O5 + H2O -(lên men rượu)→ C6H12O6 (1)
C6H12O6 -(lên men rượu)→ 2C2H5OH + 2CO2 (2)
Khối lượng tinh bột tham gia phản ứng là: 150. 81% = 121,5 gam.
nC6H10O5 = nC6H12O6 = 1/2 nC2H5OH ⇒ nC2H5OH = 2nC6H10O5 = (2.121,5)/162 = 1,5 mol.
Thể tích ancol nguyên chất là :
VC2H5OH nguyên chất = (1,5.46)/0,8 = 86,25 ml ⇒ VC2H5OH 46o = 86,25/22,4 = 187,5 ml
Câu A. Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl
Câu B. NaOH + CH3COOC6H5 → C6H5ONa + CH3COOH
Câu C. HCl + C2H5ONa → C2H5OH + NaCl
Câu D. C2H5OH + 2Ag(NH3)2OH → 2Ag + CH3CHO + 2H2O + 4NH3
Hãy cho biết tính chất hóa học quan trọng nhất của nước Gia - ven, clorua vôi và ứng dụng của chúng. Vì sao clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia - ven?
- Tính chất hóa học quan trọng nhất của nước Gia-ven, clorua vôi là tính oxi hóa mạnh.
- Ứng dụng chủ yếu của nước Gia-ven, clorua vôi là: tẩy trắng vải sợi, giấy, sát trùng, tẩy uế,...
- Clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven là do clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB