Để xà phòng hóa hoàn toàn 6,56 g hỗn hợp gồm hai este được tạo ra từ hai axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở cần dùng 250ml dung dịch NaOH 0,4M. Khổi lượng muối thu được sau phản ứng xà phòng hóa là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để xà phòng hóa hoàn toàn 6,56 g hỗn hợp gồm hai este được tạo ra từ hai axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở cần dùng 250ml dung dịch NaOH 0,4M. Khổi lượng muối thu được sau phản ứng xà phòng hóa là?


Đáp án:

Este được tạo bởi từ 2 axit đơn chức, mạch hở và 1 ancol đơn chức

⇒ Hỗn hợp chứa 2 este no đơn chức, mạch hở

nEste = nNaOH = 0,1mol

⇒ Meste = 65,6

⇒ Một trong hai este là HCOOCH3

Vì tạo ra cùng ancol ⇒ nancol = nCH3OH = nNaOH = 0,1mol

⇒ mCH3OH = 3,2g

Bảo toàn khối lượng ⇒ mmuối = 6,56 + 0,1.40 – 3,2 = 7,36 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3


Đáp án:

1) 4Na + O2  --t0-->  2Na2O

2) Na2O + H2O → 2NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O --đpdd--> 2NaOH + H2 + Cl2

6) NaOH + CO2 → NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol. 


Đáp án:

  Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử

    - Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol

    - Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:

        + Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.

        + Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.

Xem đáp án và giải thích
Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl. a) Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn? b) Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn? Hãy trả lời bằng cách tính toán trên cơ sở của các phương trình phản ứng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl.

a) Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?

b) Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?

Hãy trả lời bằng cách tính toán trên cơ sở của các phương trình phản ứng.


Đáp án:

Lượng Cl2 điều chế được từ pt (2) nhiều nhất.

Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều Cl2 hơn.

b) Nếu lấy số mol các chất bằng a mol

Theo (1) nCl2(1) = nMnO2 = a mol

Theo (2) nCl2(2) = 5/2. nKMnO4 = 2,5a mol

Theo (3) nCl2(3) = 3. nK2Cr2O7 = 3a mol

Ta có: 3a > 2,5a > a.

⇒ lượng Cl2 điều chế được từ pt (3) nhiều nhất.

Vậy dùng K2Cr2O7 được nhiều Cl2 hơn.

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó.


Đáp án:

Gọi kí hiệu chung của 2 kim loại hóa trị III là X

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

PTHH: 2M    +    6HCl     →     2MCl3    +    3H2

           0,2                           ←                        0,3

Theo pt: nM = 2/3. nH2 = 2/3. 0,3 = 0,2 mol

⇒ mhh = 0,2. MX = 8,8 ⇒ MX = 44

Có: 27 (Al) < M = 44 < 70 (Ga).

Vậy kim loại cần tìm là Al và Ga.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?


Đáp án:

Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O

(đen)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…