Có dung dịch chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch của hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch của hỗn hợp.


Đáp án:

∗ Cách tách 2 ion từ hỗn hợp:

- Cho NaOH đến dư vào hỗn hợp ta thu được hai phần : kết tủa là Fe(OH)3, dung dịch là NaAlO2, NaOH dư

Fe2+ + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2Na+

Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

Al3+ + 3NaOH → 2Na+ + Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

- Tách kết tủa: hòa tan kết tủa trong HCl thu được muối

Fe(OH)3 + HCl → FeCl3 + 2H2O

 

Sau đó cho Fe vào dd để thu được muối Fe2+

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

- Phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

Hòa tan kết tủa trong HCl thu muối Al3+

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

∗ Nhận biết mỗi ion từ hỗn hợp

Cho NaOH vào hỗn hợp hai cation, nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2 đem để ngoài không khí thấy có kết tủa nâu đỏ đó là Fe(OH)3 ⇒ chứng tỏ có ion Fe2+

Nếu thấy dung dịch có kết tủa keo trắng sau đó tan ra trong NaOH dư thì có ion Al3+.

PTHH: tương tự như phần tách chất.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất ion: Cl2, F-, SO3(2-), Na+, Ca2+, Fe2+, F2, Al3+, HCl, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hóa và tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa-khử và đóng vai trò: a) Chất oxi hóa; b) Chất khử. Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa-khử và đóng vai trò:

a) Chất oxi hóa;

b) Chất khử.

Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.


Đáp án:

a) Axit HCl là chất oxi hóa:

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

b) Axit HCl là chất khử:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O.

Xem đáp án và giải thích
Tên gọi của Al(OH)3 là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tên gọi của Al(OH)3 là gì?


Đáp án:

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Al là kim loại có một hóa trị ⇒ Al(OH)3: nhôm hiđroxit

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.


Đáp án:

Gọi số mol oxit MO = x mol.

MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

x          x              x mol

Ta có: (M + 16)x = a

Khối lượng dung dịch axit H2SO4 ban đầu = 98x.100/17,5 = 560x (gam)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = a + 560x = (M + 16)x + 560x

???????????? ????????????4 = (M + 96)x

Theo bài: C% (MSO4) = 20% nên: (M+96)x/(M+16).x + 560x = 20/100

=> M = 24 => M là Mg

Xem đáp án và giải thích
Có thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăckinh được không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăckinh được không ? Tại sao ?



Đáp án:

Không thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăcking được vì : crăcking là quá trình bẻ gãy mạch cacbon thành các phân tử có mạch cacbon ngắn hơn. Còn rifominh chỉ làm thay đổi mạch cacbon từ không nhánh thành mạch nhánh hoặc mạch vòng.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…