Hỗn hợp A gồm hai chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa nước brom tăng thêm 7,7 gam.
a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó.
b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A.
c) Viết công thức cấu tạo của các anken đồng phân có cùng công thức phân tử với hai anken đã cho.
a) Đặt công thức tổng quát của anken thứ nhất là CnH2n (x mol), công thức tổng quát của anken thứ hai là CmH2m (y mol)
⇒ Công thức chung của hai anken: Cn−H2n− (a mol).
Số mol hỗn hợp A là 3,36/22,4 = 0,15 mol
Theo đề bài ta có: 0,15.14n− = 7,7
⇒ n = 3 < n− = 3,67 = 11/3 < m = 4
Công thức phân tử của hai anken là C3H6 và C4H8.
b)
Ta có: x + y = a và (nx + my)/(x+ y) = ntb
=> x + y = 0,15 và (3x + 4y)/(x + y) = 11/3
=> x = 0,05 và y = 0,1
%V = (0,05.100%)/0,15 = 33,33%
%V = 66,67%
c) Công thức cấu tạo của C3H6: CH3-CH=CH2 Propen
Công thức cấu tạo của C4H8:
CH3-CH2-CH=CH2: but-1-en
CH2=C(CH3)-CH3: 2-metyl propen
CH3-CH=CH-CH3: but-2-en
But–2-en có đồng phân hình học:
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau : NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.
- Dùng quỳ tím nhận biết được dung dịch NaOH (quỳ tím chuyển sang xanh), dung dịch Na2SO4 (không đổi màu quỳ tím) và nhóm 2 axit (quỳ tím chuyển sang đỏ).
- Dùng hợp chất của bari, như BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 để phân biệt HCl với H2SO4 nhờ có phản ứng tạo kết tủa trắng.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Một loại xăng có thành phần về khối lượng như sau: hexan 43,0%, heptan 49,5%, pentan 1,80%, còn lại là octan. Hãy tính xem cần phải hỗn hợp 1,0g xăng đó tối thiểu với bao nhiêu lít không khí (đktc) để đảm bảo sự cháy được hoàn toàn và khi đó tạo ra bao nhiêu lít CO2.
1g xăng có:
mC6H4 = 0,43 g ⇒ nC6H4 = 0,43/86 mol
mC7H16 = 0,495 g ⇒ nC7H16 = 0,495/100 mol
mC5H12 = 0,018 g ⇒ nC5H12 = 0,018/72 mol
mC8H18 = 0,057 g ⇒ nC8H18 = 0,057/114 mol
PTHH tổng quát:
CnH2n+2 + ((3n+1)/2)O2 ---t0---> nCO2 + (n+1)H2O
=> nO2 = 19/2.0,43/46 + 11.0,495/100 + 8.0,018/72 + 25/2.0,057/114 = 0,1102 mol
⇒ Thể tích không khí tối thiểu cần dùng là: 5. 0,1102 .22,4 = 12,325 lít
=> nCO2 = 6.0,43/86 + 7.0,495/100 + 5.0,018/72 + 8.0,057/114 = 0,0699 mol
VCO2= 0,0699 . 22,4 = 1,566 lít
Để loại bỏ các khí HCl, Cl2 lẫn trong khí N2, người ta có thể sử dụng lượng dư dung dịch nào?
Để loại bỏ các khí HCl, Cl2 lẫn trong khí N2, người ta có thể sử dụng lượng dư dung dịch Ca(OH)2
Câu A. Tinh bột, xenlulozo, saccarozo
Câu B. Tinh bột, saccarozo, fructozo
Câu C. Tinh bột, xenlulozo, fructozo
Câu D. Tinh bột, xenlulozo, glucozo
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?
Cứ 278 gam FeSO4.7H2O có 152 gam FeSO4
=> 55,6 gam FeSO4.7H2O có x (g) FeSO4
Khối lượng FeSO4 là mFeSO4 = 55,6.152/278 = 30,4 (gam)
Số mol FeSO4 nFeSO4 = 30,4/152 = 0,2 (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
nH2 = nFeSO4 = 0,2 (mol) => VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet