Tìm khối lượng chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:


Đáp án:
  • Câu A.

    17,545 gam          

  • Câu B.

    18,355 gam                

  • Câu C.

    15,145 gam            

    Đáp án đúng

  • Câu D.

    2,40 gam

Giải thích:

Quy đổi hỗn hợp  thành x mol Fe và y mol S.

Ta có: nNO2 = 0,48 mol; 56x + 32y = 3,76 (1) 

Quá trình cho e:

Fe → Fe3++ 3e

x →             3x

S → S6++      6e

y →              6y

Quá trình nhận e:

N+5+ 1e     →  N+4

       0,48 ----- 0,48

Áp dụng ĐLBT electron ta có  n(e cho) = n(e nhận) => 3x + 6y = 0,48 (2)

 Từ 1, 2 ta có x = 0,03 và y = 0,065

Kết tủa gồm Fe(OH)3 và BaSO4 => Chất rắn Z chứa Fe2O3 và BaSO4.

BTNT Fe ta có: nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = ½ . nFe = 0,015 mol;

BTNT S:  nBaSO4 = nS = 0,065 mol.

Vậy m = mFe2O3+ mBaSO4 = 0,015. 160 + 0,065.233 = 17,545 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết chung về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa


Đáp án:
  • Câu A. Glucozo

  • Câu B. Saccarozo

  • Câu C. Tinh bột

  • Câu D. Xenlulozo

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo ra C2H5Br
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng: HBr + C2H5OH (t0)→ ; C2H4 + Br2 →; C2H4 + HBr →; C2H6 + Br2 (kt, as1:1mol)→. Số phản ứng tạo ra C2H5Br là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích các hiện tượng sau: a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc. c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.

c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên


Đáp án:

a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học

c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều tạo ra sản phẩm là kết tủa:

Đáp án:
  • Câu A. fructozơ, anđehit axetic, amilopectin, xenlulozơ.

  • Câu B. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, amilozơ.

  • Câu C. glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.

  • Câu D. vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axetanđehit.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết Na, Ca, Na2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết Na, Ca, Na2O


Đáp án:

   - Lần lượt hòa tan các mẫu thử vào nước: tan và có khí thoát ra là Na và Ca; mẫu tan nhưng không có khí là Na2O.

    PTHH: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    Na + H2O → NaOH + 3/2H2

    Na2O + H2O → 2NaOH

    - Tiếp tục cho Na2CO3 vào dung dịch thu được từ 2 mẫu có khí thoát ra. Mẫu nào xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 ⇒ chất ban đầu là Ca.

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…